Chu Nguyên Chương khét tiếng tàn bạo, gây thù chuốc oán với không ít người, tại sao về sau không một ai dám động đến lăng mộ của ông?
Ly kỳ tiếng khóc bên trong lăng mộ Chu Nguyên Chương: Là nguyên nhân khiến con cháu phải an táng vội vàng? / Chu Nguyên Chương có đến 26 người con trai, vì sao khi Chu Đệ giết vua cướp ngôi, không thấy một ai xuất hiện can thiệp?
Nói đến Chu Nguyên Chương, tin rằng nhiều bạn đọc đều đã biết. Trong lịch sử, Chu Nguyên Chương là nhân vật rất tài giỏi, những tài liệu lịch sử ngày nay cũng có nhiều ghi chép về ông.
Chu Nguyên Chương là hoàng đế khai quốc của nhà Minh, có nhiều cống hiến lớn lao. Vào thời đại này, chế độ giai cấp rất nghiêm ngặt, tất cả đều phục vụ quyền lợi nhiều nhất cho Chu Nguyên Chương.
Sau khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương đã tiến hành rất nhiều cải cách, đưa ra nhiều quyết sách để bảo vệ, củng cố thêm quyền lực và lợi ích của bản thân.
Chu Nguyên Chương sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, ông thấu hiểu được sự khổ cực, khó khăn của người nông dân thôn quê, bản thân ông khi ấy cũng đã trải qua nhiều khổ cực, thậm chí có lúc không thể sống được ông còn chọn đi tu làm sư, phải chịu nhiều sự áp bức, chèn ép từ quan tham.
Sau khi lên ngôi Chu Nguyên Chương rất căm hận bè lũ tham quan, vì thế ông đã đưa ra nhiều quyết sách để nhằm vào quan lại tham nhũng.
Nếu đặt trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cũng sẽ giống như thế, cho dù là người thuộc thời đại nào cũng đều sẽ căm ghét bè lũ quan lại tham nhũng. Quan tham giống như những con chuột, chúng lén lút âm thầm phá hủy một triều đại, thậm chí là hủy hoại cả một quốc gia.
Theo thống kê thời bấy giờ, sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi, qua những lần cải cách, cải tổ mới, ông đã giết chết khoảng 150.000 quan lại tham nhũng, giết hại nhiều quan lại như thế, vậy tại sao về sau không có ai dám đụng đến hay trộm cắp lăng mộ của ông? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân.
Mộ Chu Nguyên Chương không ai dám trộm và muốn trộm cũng không được
Theo trang Qulishi (Trung Quốc), Chu Nguyên Chương sau khi xưng đế không hề nhượng bộ, nhẫn nhịn đối với bất cứ ai có hành vi tham ô, cho dù là quan tham nhiều hay tham ít, cũng đều bị đem xử chết. Luật pháp thời nhà Minh cũng rất toàn diện, các án kiện đều dựa theo pháp luật để phân giải.
Bản thân ông giết hại rất nhiều người, có thể thấy được sát khí quấn quanh người Chu Nguyên Chương.
Khi các nhân viên văn hóa di tích đi khảo sát Lăng Minh Hiếu – lăng mộ của Chu Nguyên Chương, phát hiện thấy lăng mộ của ông vẫn được lưu giữ bảo vệ hoàn hảo, không có dấu vết bị trộm mộ.
Vậy là do không ai dám trộm hay là trộm không được? Câu trả lời là cả hai.
Căn cứ theo những suy luận liên quan, lăng mộ của Chu Nguyên Chương thời đó được xây dựng rất chắc chắn.
Để bảo vệ an toàn cho lăng mộ của mình, Chu Nguyên Chương đã xây lăng mộ bên trong ngọn núi đá kiên cố, vì vậy cấu trúc của lăng mộ rất chắc chắn.
Hơn nữa, lối vào trong lăng cũng rất kín đáo, người bình thường khó mà tìm được lối vào.
Đồng thời, theo các phát hiện của nhân viên khảo cổ học, bên dưới nóc đỉnh của Lăng Minh Hiếu – mộ phần của Chu Nguyên Chương có rất nhiều đá cuội, đá sỏi, đây có thể là cách sử dụng nguyên tắc cát chảy để phòng ngừa trộm cướp lúc bấy giờ. Cụ thể là, nếu có kẻ trộm mộ đột nhập vào lăng mộ để trộm, chỉ cần chúng đào một cái hố, đá sỏi sẽ lập tức ập xuống như cát lở để lấp kín cái hố đó.
Còn một lí do nữa là do, lăng mộ của Chu Nguyên Chương khi đó ở khá gần Nam Kinh – Thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc lúc bấy giờ, đó cũng là lý do khiến những kẻ trộm mộ chuyên nghiệp cũng không dám không dám tùy tiện hành động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng