Không ai dám trộm lăng mộ Chu Nguyên Chương suốt 600 năm qua, chuyên gia "vén màn bí mật" tiết lộ 4 lý do vào được nhưng không thể thoát ra
Truy tìm dấu vết những viên 'tiên đan' trong lăng mộ nghìn tuổi: Tại sao thuốc trường sinh luôn làm từ thủy ngân? / Lý do bất ngờ khiến tượng binh mã trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều không đội mũ sắt
Cuộc đời của Minh Thái Tông Chu Nguyên Chương là một huyền thoại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, thời niên thiếu phải sống lang thang khắp nơi, đến khi hợp lực với những người chung chí hướng, nổi dậy chống lại chế độ nhà Nguyên, thống nhất các lực lượng và lập nên vương triều Đại Minh.
Theo lẽ thường tình, lăng mộ của Hoàng đế chính là mục tiêu thèm muốn của những kẻ trộm mộ nhưng suốt 600 năm qua, chưa một ai dám đến trộm ở Minh Hiếu lăng, khu lăng mộ của Chu Nguyên Chương.
Mới đây, các chuyên gia đã phân tích và cho rằng 4 điều này chính là nguyên do khiến không ai bén mảng đến trộm mộ của Chu Nguyên Chương.
Một trong những lý do đó là kiến trúc đặc biệt của Minh Hiếu lăng, được thiết kế để ngăn chặn bọn trộm mộ xâm nhập. Mọi con đường trong lăng đều có hình dạng bất thường, giống một mê cung khổng lồ, nếu tự tiện tiến vào thì có khả năng sẽ không thể thoát ra, kết cục là bị mắc kẹt trong lăng mộ mãi mãi.
Ngoài ra, Chu Nguyên Chương có một địa vị lịch sử đặc biệt, ông không chỉ lật đổ nhà Nguyên, xóa sổ các lực lượng còn lại ở biên giới mà còn thiết lập nên một xã hội người Hán. Trong mắt người dân Trung Hoa, Chu Nguyên Chương đã giải phóng người Hán khỏi khổ sở.
Thêm vào đó là thân phận xuất thân từ nông dân bần hàn, Chu Nguyên Chương được hàng triệu người yêu mến và kính trọng. Có lẽ là vì nể phục công trạng của ông đối với dân tộc nên những kẻ trộm mộ không dám ngang nhiên xâm phạm lăng mộ của ông.
Thứ 3, Minh Hiếu lăng được thiết kế các cơ quan chống trộm đặc biệt. Trên đỉnh lăng mộ có rất nhiều đá cuội, nếu có kẻ lạ đột nhập, những viên đá sẽ lăn xuống từ mọi hướng, lấp kín sàn. Những kẻ trộm mộ không những không thể thoát ra mà còn có nguy cơ mất mạng bởi những hòn đá cuội này.
Ngoài đá cuội, trong Minh Hiếu lăng còn rất nhiều cơ quan nguy hiểm khác. Theo lời tương truyền, ngay cả tên trộm mộ nổi tiếng Tôn Điện Anh cũng bỏ qua Minh Hiếu lăng vì sợ các cơ quan chống trộm ở bên trong.
Cuối cùng là kiến trúc Minh Hiếu lăng vô cùng kiên cố, ban đầu địa cung được thiết kế ở trong núi Độc Long Phụ, toàn bộ địa cung sẽ nằm bên trong núi đá. Ngọn núi sẽ được khoét rỗng dần dần để xây dựng huyền cung với một lối vào duy nhất.
Điều này khiến những kẻ trộm mộ không thể leo từ trên đỉnh núi xuống hay đào lỗ từ dưới lên. Trong khi đó, việc sử dụng chất nổ sẽ khiến cả khu lăng mộ nổ tung, phá hủy hoàn toàn khu di tích lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?