Chùa Thiên Mụ – Nét đẹp cổ kính của xứ Huế
CLIP: Độc đáo ngôi chùa ở Bạc Liêu được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL / Ngôi chùa của những phụ nữ bỏ chồng
Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa Thiên chốn Kinh thành.
Nhắc đến cố đô Huế thì người ta sẽ nghĩ ngay đến những công trình của quần thể di tích triều Nguyễn. Với những đền đài, thành quách, lăng tẩm tráng lệ. Bên cạnh đó con là dòng sông Hương đầy thơ mộng làm nên vẻ đẹp kiều diễm của một nàng Huế e ấp, dịu dàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhóm công nhân đào được 500 vật thể hình tròn, ngỡ ngàng khi tất cả đều bằng vàng
Sa mạc Sahara sâu bao nhiêu? Nếu bạn đào hết cát lên, bên dưới có gì?
Kho báu khổng lồ chứa 4.500 tấn vàng nhưng 80 năm không ai dám ‘động’ vào: 'Sốc' với lý do
Đang trong độ hồi xuân, vì sao phi tần trên 50 tuổi không được hoàng đế thị tẩm?
CLIP: Bị trâu rừng truy sát, sư tử phải trèo lên cây trốn chạy
Theo một nghĩa nào đó, kiến là sinh vật tiến hóa hoàn hảo nhất trên trái đất
Không chỉ có những cảnh đẹp làm say lòng người. Xứ Huế còn là một trong những vùng đất Thiền kinh với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Được xây dựng từ rất lâu, thời các vua chúa còn ngự trị. Và có thể nói chùa Thiên Mụ, ngôi chùa đã đi vào tâm thức của bao người dân. Và là một bộ phận không thể tách rời của người dân xứ Huế.
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi với cái tên chùa Linh Mụ.
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi với cái tên chùa Linh Mụ. Chùa nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ được ra đời năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây được coi là ngôi chùa cổ có kiến trúc và khung cảnh đẹp nhất xứ Huế.
Tương truyền ngày xưa, ở ngọn đồi Hà Khê, đêm đêm thường có một bà lão, khuôn mặt phúc hậu xuất hiện nơi đây. Và nói với mọi người rằng sẽ có một vị chúa lập chùa ở đây để tích tụ linh khí, làm cho nước Nam hùng mạnh.
Quả đúng như vậy, vào năm 1601, khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ vùng Thuận Hóa. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc hai bờ sông Hương, xem xét địa thế. Thì bắt gặp một ngọn đồi nhỏ xanh nhô lên bên dòng nước thơ mộng. Thế tựa con rồng ngoảnh mặt nhìn lại, thì lấy làm thích thú, bèn cho người dựng nên một ngôi chùa trấn giữ long mạch ở đây. Từ đó chùa được đặt tên là chùa Thiên Mụ, tức là “Bà Mụ Linh Thiêng”.
Vào thời chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu, đất nước bấy giờ Phật giáo rất thịnh hành và phát triển, chùa được tu bổ lại quy mô hơn. Người cho đúc một cái chuông lớn nặng trên hai tấn, cho đại tu lại hàng chục công trình kiến trúc như điện Đại Hùng, điện Thiên Vương, nhà Thuyết Pháp, phòng Tăng, nhà Thiền, lầu Tàng Kinh,… Những nét chữ được khắc trên bia đá đặt trên lưng con rùa khổng lồ, cũng là do chúa Quốc tự tay khắc. Tấm bia nói về việc dựng xây ngôi chùa ở đây. Sau này, ngôi chùa cũng trải qua nhiều đợt trùng tu của các vị vua qua nhiều thời đại.
Chùa Thiên Mụ địa chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây. Nên việc di chuyển tới đây khá dễ dàng bằng xe đạp, xe máy hoặc taxi.
Ngoài ra bạn cũng có thể đi đến chùa Thiên Mụ bằng thuyền rồng trên sông Hương từ bến Tòa Khâm. Hoặc cũng có thể thuê xích lô đi từ bất cứ địa điểm nào trong thành phố.
Thăm và ngắm cảnh đẹp của chùa Thiên Mụ.
Khi nhìn từ trên cao thì chùa Thiên Mụ trông giống như một thần rùa khổng lồ in bóng xuống dòng sông Hương xinh đẹp uốn lượn mềm mại. Và để có thể nhìn ngắm hết tất cả vẻ đẹp của chùa thì chúng ta sẽ mất từ 2h-3h. Kiến trúc chùa Thiên Mụ mang nét kiến trúc đặc trưng của cố đô Huế với 5 điểm nhấn nổi bật sau:
Đại Điện Hùng.
Cung điện Đại Hùng – thánh địa chính của Chùa Thiên Mụ – một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn dù trải qua nhiều biến cố của thời cuộc. Vẻ đẹp của điện Đại Hùng vừa cổ kính thâm nghiêm, vừa nguy nga đồ sộ.
Tại đây, Phật được tôn thờ với những tác phẩm điêu khắc ấn tượng. Và một chiếc chuông khổng lồ, có chiều cao 2,5m và trọng lượng 2 tấn. Được tạo ra từ đầu thế kỷ 18. Khói hương thơm tràn ngập không khí ở đây suốt cả ngày. Làm cho việc cầu nguyện phước lành được bình an và tôn nghiêm.
Tháp Phước Duyên.
Trước đây tháp còn có tên là Từ Nhân. Tháp Phước Duyên là điểm nhấn nổi bật nhất. Và là biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Được xây dựng vào năm 1844 bởi vua Thiệu Trị, gồm có 7 tầng, hình bát giác cao 21m. Chỉ có một lối vào và cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên các tầng tháp. Bên trong tháp Phước Duyên có thờ các vị phật bằng vàng.
Khu tháp mộ Hòa Thượng Thích Đôn Hậu.
Khu tháp mộ hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm trong khuôn viên chùa Thiên Mụ. Ông là người có công phát triển Phật giáo ở Huế cũng như ở Việt Nam.
Điện Địa Tạng, Điện Quan Âm.
Nằm ở phía sau điện Đại Hùng. Cách một khoảng sân rộng với khuôn viên nhiều cây cảnh và hồ nước. Xung quanh chùa là khuôn viên với vườn hoa cỏ tươi tốt, xanh mướt được chăm sóc hàng ngày.
Chiếc xe bất tử Austin.
Chiếc xe Austin gắn liền với sự kiện bi hùng của hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Để phản đối chính sách bạo tàn kỳ thị Phật giáo. Và đàn áp tự do tín ngưỡng của chế độ Ngô Đình Diệm. Hiện nay, chiếc Austin A95 Westminster mang biển số DBA 599 đang được lưu giữ và trưng bày tại chùa Thiên Mụ ở Huế. Chiếc ô tô đã cũ kỹ, màu sơn phai nhạt theo thời gian.
Vai trò lịch sử.
Bên cạnh giá trị kiến trúc,chùa Thiên Mụ xứ Huếcòn có một vai trò lịch sử lớn, cũng là sự hấp dẫn đối với du khách. Vào mùa hè năm 1963, giống như nhiều người dân ở miền Nam Việt Nam, nhà sư trong chùa đã mở một cuộc phản kháng chống chính phủ. Đại đa số Phật giáo Nam Việt Nam từ lâu đã bất mãn với sự cai trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1955. Ông Diệm đã tỏ ra ưu ái mạnh mẽ đối với người Công giáo và phân biệt đối xử chống lại Phật tử. Bất mãn với Diệm đàn áp trong cuộc biểu tình quần chúng ở Huế năm 1963 khi chín Phật tử đã chết trong tay quân đội và cảnh sát của Diệm. Cuộc biểu tình đã diễn ra sau đó lan rộng toàn quốc.