Khám phá

Chùa Trấn Quốc - cổ tự ngàn năm tuổi bên Hồ Tây

Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ gắn liền với giá trị lịch sử, văn hóa của thủ đô Hà Nội ngàn năm tuổi.

Khám phá Honfleur - viên ngọc vùng Tây Bắc nước Pháp / Vẻ đẹp như cổ tích của thị trấn được mệnh danh là “em gái Venice“

Chùa Trấn Quốc nằm trên một "hòn đảo" duy nhất nằm ở phía Đông Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ - Hà Nội.
Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương Tiện môn và câu đối hai bên viết bằng chữ Nôm: Vang tai xe ngựa qua đường tục/Mở mặt non sông đứng cửa thiền.
Chùa Trấn Quốc được bao bọc bởi cây cối um tùm và mặt nước Hồ Tây với những đợt sóng dâng cao bất ngờ. Các danh sĩ như Nguyễn Huy Lượng, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Bà huyện Thanh Quan...đã từng dạo quanh đây và để lại những tác phẩm tuyệt vời.
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công.
Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính. Bên phải là nhà Tổ và bên trái là nhà bia.
Nội điện và nơi thờ cúng tại chùa Trấn Quốc: nhà Tổ rộng 5 gian thì 3 gian chính dành để thờ các sư Tổ, còn 2 gian đầu hồi thờ Mẫu; trên các ban thờ có đặt nhiều pho tượng sinh động.
Nội điện và nơi thờ cúng tại chùa Trấn Quốc: 3 gian chính dành để thờ các sư Tổ, còn 2 gian đầu hồi thờ Mẫu; trên các ban thờ có đặt nhiều pho tượng sinh động.
Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.
Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỷ 18). Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m.
Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý.
"Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp".
Trải qua bao cuộc bể dâu, Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất đối với Phật tử Việt Nam, là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngay từ
đợt đầu (1962).
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm