Chụp được cảnh lỗ đen 'nã đạn'
Rùng mình trước Blanet – hàng ngàn "thế giới ma" bao vây lỗ đen quái vật / "Lỗ đen trên trời" hút hết đại dương của hàng xóm Trái Đất?
Nhà nghiên cứu Gregory Sivakoffs của Đại học Alberta, Canada cho biết, loạt ảnh được chụp trong lúc ông đang quan sát lỗ đen H1743-322 và ngôi sao đồng hành của nó, nằm cách Trái Đất khoảng 28.000 năm ánh sáng.
Một lỗ đen đang phóng ra những chùm khí gas khổng lồ, tốc độ cực lớn hình “viên đạn”
Theo National Geographic, lỗ đen trong những hệ thống nhị nguyên kiểu này có thể hút vật chất từ ngôi sao đồng hành để tạo thành những vòng xoáy đĩa cực nhanh bao quanh xích đạo của nó (còn gọi là đĩa hấp tụ hay đĩa bồi thêm). Khi vật chất từ đĩa rơi xuống hố đen có thể khiến cho hố đen phóng ra những chùm tia vật chất từ hai cực.
Song đôi khi, thay vì phóng tia, lỗ đen lại bắn ra những nút khí gas khổng lồ như kiểu đạn bắn ra từ súng, ông Sivakoff so sánh. Trong một giờ, hiện tượng này có thể tạo ra mức năng lượng tương đương với của Mặt Trời phóng ra trong... 5 năm.
H1743-322 có khối lượng lớn gấp 5-10 lần mặt trời và đã từng vài lần phóng ra đạn gas kể từ khi được khoa học phát hiện vào năm 1977. Mặc dù vậy, cho tới thời điểm này, các nhà thiên văn học vẫn không biết chính xác khi nào thì lỗ đen sẽ “bóp cò” và phóng ra đạn gas, từ đó hiểu được vì sao đạn khí gas lại xuất hiện thay vì chùm tia vật chất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát hiện ở Amazon có con rắn lớn nhất thế giới, mọi người phải sửng sốt vì chiều dài và cân nặng vượt xa sức tưởng tượng
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc