Chuyện ít biết về 7 lâu đài bị bỏ hoang trên thế giới
Rừng ngập mặn xứ Huế đẹp nao lòng trước khi xảy ra lũ lụt / Điều ít biết về giày "Hoa bồn để" một trong những biểu tượng của phụ nữ nhà Thanh
Lâu đài Kilchurn, Lochawe, Scotland: Vào thế kỷ 13, lâu đài Kilchurn là một trung tâm năng lượng của Scotland. Cuối thế kỷ 16, lâu đài chuyển đổi thành thành trì đồn trú có thể chứa 200 binh lính. Năm 1760, một cơn bão dữ dội đã quét qua làm lâu đài hư hại nặng và bị bỏ hoang đến ngày nay. |
Lâu đài Ha Ha Tonka, Missouri, Mỹ: Doanh nhân Robert Snyder mơ ước xây một lâu đài theo phong cách châu Âu ở Missouri, Mỹ. Ông bắt đầu xây dựng công trình vào năm 1905. Sau khi ông qua đời, các con trai tiếp tục thực hiện việc này. Đến năm 1920, công trình mới hoàn thành. Tuy nhiên vào năm 1942, lâu đài bị thiêu rụi bởi một trận hỏa hoạn. |
Pháo đài Golconda, Hyderabad, Ấn Độ: Pháo đài Golconda có từ thế kỷ 16, ở phía tây Hyderabad, miền Nam Ấn Độ. Công trình nằm sừng sững trên đỉnh ngọn đồi cao 120m. Năm 1867, pháo đài rơi vào tay quân đội Mughal và không còn được sửa chữa. Khu tàn tích là minh chứng cho sự giàu có của ngành buôn bán kim cương và sức mạnh của đế chế Ấn Độ. |
Lâu đài Poenari, Wallachia, Romania: Lâu đài Poenari ở Wallachia, Romania, được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 13 trên độ cao 800m. Lâu đài bắt đầu bị hư hại và dần đổ nát vào thế kỷ 17 do không được sửa chữa. Những trận động đất năm 1888 và 1913 đã gây ra thêm thiệt hại cho lâu đài. Ngày nay việc trùng tu được thực hiện và lâu đài trở thành điểm đến thu hút du khách. |
Lâu đài Old Wardour, Wiltshire, Anh: Vào thế kỷ 14, lâu đài Old Wardour được xây dựng bởi bá tước John Lovell sau khi ông kết hôn. Trong cuộc nội chiến năm 1643, lâu đài bị tấn công và phá hủy một phần. Old Wardour hiện nay trở thành Di sản nước Anh và đang mở cửa cho khách du lịch tham quan. |
Lâu đài Montearagon, Huesca, Tây Ban Nha: Ban đầu, lâu đài Montearagon được xây dựng để giúp chinh phục khu vực Huesca, phía bắc Tây Ban Nha. Sau đó nơi này được trao lại cho các tu sĩ Augustino sử dụng trong 7 thế kỷ. Vào thế kỷ 19, Montearagon được sử dụng để chứa thuốc súng và bị phá hủy bởi một vụ nổ. Kể từ đó, nó nằm trong đống đổ nát và bị bỏ hoang.
|
Lâu đài Spis, Zehra, Slovakia: Lâu đài Spis có từ thế kỷ 12 khi khu vực này là một phần của nhà nước phong kiến Hungary. Năm 1780, Spis bị phá hủy hoàn toàn bởi một trận hỏa hoạn. Sau Thế chiến thứ 2, lâu đài được nhà nước Slovakia trùng tu lại. Năm 1993, Spis được UNESCO công nhận Di sản Thế giới và là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách