Chuyện ít biết về chủ nhân ngôi biệt thự bị dỡ một nửa ở Hà Nam
Những hoa khôi sinh viên Việt nổi bật nhất năm 2018 / Cuộc sống xa xỉ tại những quốc gia giàu nhất thế giới
Sau nhiều biến cố thăng trầm, đa số các căn biệt thự đã được tu sửa, có căn bị dỡ nửa nhà. Tuy nhiên với những dấu tích còn sót lại, có thể nhận ra ngôi làng từng có thời kỳ rất hưng thịnh.
Ông Lê Thanh Kiếm (SN 1948) chủ nhân hiện tại của một căn nhà như vậy chia sẻ, vào những năm đầu thế kỷ 20, bố của ông - cụ Lê Cao Chẩm là một trong những thương gia buôn lụa giàu có.
Vợ chồng ông Lê Văn Kiếm. |
Từ truyền thống dệt lụa của người dân trong làng, cụ Chẩm thu mua rồi mang đi khắp nơi rao bán. Những tấm lụa đẹp có giá trị như vàng nên cụ nhanh chóng phất lên.
Năm 1943, cụ quyết định thuê kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng biệt thự với diện tích 70m2.
Khác với các biệt thự kiểu Pháp trong làng, cụ Chẩm xây nhà đơn giản hơn. Khu nhà bao gồm 1 gian lợp ngói âm dương, 1 căn nhà 2 tầng với cầu thang, nền nhà, ốp trần bằng gỗ.
Số gỗ này được vận chuyển từ nam ra bắc vì vậy thời gian xây dựng căn nhà mất đến gần một năm.
Dấu tích còn lại của biệt thự cổ. |
Vào năm 1948, tức 5 năm sau khi xây dựng căn nhà, ông Kiếm mới ra đời. Tuy nhiên, khi ông vừa tròn 1 tuổi thì mẹ ông mất. Cụ Chẩm ở lại, nuôi dưỡng 3 con thơ, 2 trai, 1 gái. Lúc đó, con trai cả của cụ tức anh trai ông Kiếm mới hơn 4 tuổi.
Nào ngờ, việc kinh doanh thời kỳ đó gặp nhiều khó khăn vì biến động xã hội, tuổi cụ Chẩm cũng đã cao nên không thể ra nước ngoài hay đi nam về bắc buôn bán vải như trước.
Cụ quanh quẩn ở nhà trồng cam, trồng chè, chăn nuôi và dạy dỗ các con khôn lớn trưởng thành.
Trải qua thời gian dài trần nhà bằng gỗ vẫn còn giữ được nguyên vẹn. |
“Chúng tôi càng lớn càng học giỏi. Tiền ăn học tốn kém trong khi tiền làm ra càng ngày càng khan. Bố tôi phải dỡ bỏ tầng 2 của căn nhà 2 tầng, lấy gạch, lấy gỗ và các vật liệu đem bán, kiếm tiền nuôi các con học”, ông Kiếm nhớ lại.
Theo lời ông Kiếm, số tiền bán vật liệu khi đó rất ít. Tuy nhiên, vì tuổi cao sức yếu, lại không còn cách nào khác nên cụ Chẩm đành đồng ý. Nhờ đó mà 2 cậu con trai của cụ là ông Kiếm và người anh cả của ông được ăn học cao hơn nhiều bạn cùng trang lứa trong làng.
Khi ông Kiếm chưa kịp tốt nghiệp ra trường thì cụ Chẩm mất đi. Kinh tế tiếp tục khó khăn, các con không còn chỗ dựa nên phần tầng 1 của căn nhà 2 tầng tiếp tục bị dỡ bỏ, lấy gạch mang bán.
Năm 2001, tức nhiều năm sau khi cụ Chẩm qua đời, vợ chồng ông Kiếm mới xây lại gian nhà trên nền đất của căn biệt thự 2 tầng cũ.
"Tôi là người cùng làng, thời trẻ, nghe nhiều người kể lại nhà của cụ rất to đẹp. Đặc biệt là căn nhà 2 tầng với cầu thang gỗ sang trọng. Nền nhà, trần nhà được ốp hoàn toàn bằng gỗ tạo cảm giác ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Tuy nhiên, khi tôi về làm dâu thì căn nhà 2 tầng đó không còn nữa”, bà Phạm Thị Ngần (SN 1954) - vợ ông Kiếm, chia sẻ.
Theo bà Ngần, ngôi biệt thự do cụ Chẩm xây dựng hiện chỉ còn 1 gian nhà lợp ngói âm dương. Sau nhiều năm, gian nhà vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Các thành viên trong gia đình chỉ sắp xếp lại đồ đạc, mua thêm vật dụng để tiện sinh hoạt cho gia đình.
Người phụ nữ này cũng cho biết, kể từ khi về làm dâu, bà cũng chứng kiến thêm nhiều biến cố trong gia đình. Cuộc sống hai vợ chồng vô cùng vất vả. Tuy nhiên bà vẫn luôn tâm niệm sẽ giữ lại gian nhà của ông cha để làm nơi thờ tự tổ tiên.
"Dù thiếu thốn đến đâu tôi cũng không nghĩ đến chuyện bán nhà hay dỡ bỏ ngôi nhà cũ...", bà Ngần khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công
CLIP: Săn lợn rừng, báo hoa bị con mồi đuổi cho 'chạy té khói'
Đây là gia tộc tài giỏi bậc nhất Trung Quốc: Từng lật đổ triều đại của Tào Tháo, sản sinh vô số nhân tài
CLIP: Cảnh tượng ngỡ ngàng, tinh tinh hút thuốc lá "sành điệu" như con người
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
CLIP: Linh dương Impala liều lĩnh tấn công đàn chó hoang châu Phi rồi nhận cái kết ít ai đoán ra được