Chàng trai trẻ đổi đời nhờ loài hoa hồng cổ nức tiếng đất Hải Phòng
Chân giò chiên giòn cho ngày đầu năm / Những hoa khôi sinh viên Việt nổi bật nhất năm 2018
Chia sẻ với phóng viên báo ANHP về những ngày đầu mới lập nghiệp, anh Phạm Viết Toản cho biết: Để gia đình chấp nhận bỏ đi 2 sào đào cảnh, anh đã mất nhiều công sức thuyết phục. Cuối cùng, đến đầu năm 2017 anh được vợ cấp cho ít vốn để khởi nghiệp trồng hoa hồng.
Giống hoa hồng cổ vốn có sẵn trong thôn, anh đến những người trồng lâu năm mua giống, cũng là để học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh.
Những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, nên sau hơn nửa năm vun xới, chăm chút cho từng gốc cây nhưng anh Toản vẫn bị thất bại với hàng trăm gốc hồng bị chết. Không bỏ cuộc, anh tiếp tục tìm hiểu và học hỏi. Hiện nay, anh đã làm chủ của 5 sào trồng hoa hồng cổvới hàng nghìn gốc hồng leo.
Anh Toản cũng chia sẻ thêm: Theo kinh nghiệm của những người chơi hoa và trồng hoa lâu năm thì kỹ thuật trồng, nhân giống hoa hồng cổ không quá khó nhưng phải tỉ mỉ và phải thực sự đam mê, kiên trì. Hoa hồng cổ phù hợp với mọi điều kiện khí hậu và chất đất. Có mặt tại Việt Nam từ hàng trăm năm nay nên cây hồng leo cổ có sức đề kháng tốt, loại cây phát triển mạnh mẽ, có thể đứng đầu trong các loại hồng, không có loại nào có sức leo bằng giống hồng cổ Hải Phòng.
Sự khác biệt nữa là màu hoa rất quý phái, sang trọng, mùi thơm quyến rũ, độ bền lâu có thể lên đến nửa tháng của hồng leo cổ Hải Phòng. Không như những loại hoa khác khi tàn sẽ rụng cánh rơi xuống, hoa hồng cổ héo trên thân cây và sau đó kết thành quả. |
Giờ đây, với sức mua 3.000 cành trong tháng của người dân trên khắp cả nước thì có lẽ hương sắc của hoa hồng leo cổ Hải Phòng đã nức tiếng gần xa.Sáng tạo trong cách làm, anh Toản đã sớm biết ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong việc nhân cây, chiết cành để đẩy mạnh việc kinh doanh giống hoa hồng leo.
Không chỉ biết đến loài hoa hồng leo cổ của Hải Phòng, đến thăm vườn hồng của ông Dương Văn Đương, một người có thâm niên trồng hoa ở thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương, chúng tôi còn được biết đến các giống hồng leo khác.
Được biết, ông Đương còn cất công lên Sa Pa, Yên Bái để tìm hiểu đưa các giống hoa hồng khác về trồng. Hành trình ấy cũng lắm gian nan và công phu.
Một khu ruộng trồng hoa hồng cổ thôn Kiều Trung, xã Hồng Thái, huyện An Dương (Hải Phòng).
Từ việc mang giống cây ở 1 địa bàn khác có điều kiện tự nhiên, khí hậu có sự khác biệt chênh lệch quá nhiều so với địa bàn cũ thì để cây có thể thích nghi, sinh trưởng ở Hồng Thái, hồng cổ đã phải trải qua hành trình vài năm. Đến nay khu vườn của ông có hàng trăm gốc hoa hồng cổ đủ loại.
Có chứng kiến sự chăm chút tỷ mỷ cho từng gốc hồng của ông Đương mới cảm nhận tình yêu của ông dành cho những đứa con tinh thần của mình. Cũng chính bằng niềm đam mê của mình ông Đương đã truyền tình yêu hoa hồng cổ đến gia đình, xóm giềng bạn bè.
Ông Dương Văn Đương chia sẻ: Cũng là loại hoa hồng cổ màu đỏ truyền thống nhưng hoa hồng cổ Hải Phòng có ánh tuyết nhung mà ở các nơi khác không có được. Ngoài sắc đẹp làm mê đắm lòng người, hoa hồng còn có tác dụng chăm sóc sức khỏe cho con người như cánh hoa hồng để dưỡng da, làm đẹp hay để trị hoa cho trẻ nhỏ. |
Theo lời chỉ dẫn của người Hồng Thái, chúng tôi đến với thôn Kiều Trung, nơi được coi là quê hương của giống hoa hồng leo cổ Hải Phòng.
Những bước chân đầu tiên vào thôn, ngập tràn trước mắt chúng tôi là màu xanh ngút ngàn của lá, của những thân cây mảnh dẻ đang vươn mình vô cùng mạnh mẽ trong nắng mai buổi sớm, cả hồn người như chìm đắm trong cả một không gian bao la thơm ngát hương hoa.
Sau, chúng tôi lại càng cảm thấy mê hoặc hơn bởi màu đỏ thắm rực rỡ là chủ đạo, điểm xuyết là màu hồng nhẹ nhàng, tinh tế của hàng ngàn đóa hồng leo.
Hoa hồng leo cổ có màu đỏ thắm, sức sống mãnh liệt, leo nhanh nên thường được chọn cho các gian leo ốp tường.
Những bông hoa với kết cấu khá đặc biệt, các cánh hoa mềm mại được xếp chồng lên nhau theo hình hoa thị, những cánh mỏng bên trong dịu dàng, khéo léo ôm lấy tâm hoa.
Theo lời kể của những bậc cao nhân trong làng, thì không xác định được hoa hồng cổ có mặt tại Hải Phòng từ bao giờ. Chỉ biết rằng giống hoa này được người dân Pháp bản xứ mang sang trồng ở Việt Nam, sau đó được người Việt thuần dưỡng hàng trăm năm nay.
Ở Thôn Kiều Trung, những ngày ấy gia đình nào cũng có vài chậu hồng hay giàn hồng leo mềm mại làm cho ngôi nhà thêm đẹp hơn.
Ngày nay, đặc biệt trong mấy năm trở lại đây hoa hồng leo cổ đã dần chinh phục những người yêu hoa, ngay cả những người khó tính nhất bởi giống hoa hồng leo này có bông lớn, hoa lâu tàn, cây siêng cho nụ và hoa.
Cây còn có sự sinh trưởng mạnh mẽ, leo nhanh nên thường được chọn cho các gian leo ốp tường. Yêu hoa, chơi hoa, nhưng bây giờ trên mảnh đất này, hoa hồng leo không chỉ là thú chơi mà đã trở thành nguồn thu, là cuộc sống của bao gia đình người Kiều Trung, xã Hồng Thái.
Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, huyện An Dương, Phạm Đình Minh cho biết: Hiện thôn Kiều Trung có 495 hộ với 1723 nhân khẩu, diện tích trồng hoa cây cảnh là 35 ha và có 250 hộ tham gia trồng hoa cây cảnh. Sản phẩm chính của làng nghề là các loại hoa và cây cảnh, đặc biệt là hoa hồng leo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người