Chuyện ít biết về danh tướng kiêu dũng thủy chung bậc nhất sử Việt, từ chối ba nàng Công chúa chỉ để yêu hết đời một người thường
Độc đáo kiến trúc lăng vua Khải Định / Cuộc đời của thái giám hoàng cung triều Nguyễn
Yết Kiêu (1242-1301) tên thật là Phạm Hữu Thế. Ông sinh ra trong 1 gia đình nghèo, cha mất từ sớm, ngay từ nhỏ đã phải lăn lộn đủ nghề, đặc biệt là làm việc trên sông nước, mò cua bắt ốc đổi lấy cơm gạo để kiếm sống và phụng dưỡng mẹ già. Yết Kiêu được trời phú sức khỏe hơn người, lặn dưới nước mà như đi trên cạn.
Khi giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta, Yết Kiêu trở thành một tì tướng đắc lực của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Yết Kiêu nhiều lần lập công lớn, tương truyền có những đêm một mình ông đục thủng và làm đắm hơn 20 thuyền địch.
Người ta quý trọng Yết Kiêu không chỉ vì tài "đi dưới nước như đi trên cạn" mà người ta còn cảm phục tấm lòng của ông. Nổi tiếng khắp thiên hạ, thế nhưng ông chỉ yêu một người phụ nữ duy nhất tên là Vân (con của ông lái đò ở Bến Đá Bạc, Quảng Ninh). Tình yêu của hai người được coi là bất tử vì nàng nguyện chết vì chàng.
Tương truyền cô Vân là con của lão bộc ở Quảng Ninh, người có tấm bản đồ được vẽ ở sau lưng. Đây là tấm bản đồ dẫn đến nơi có sắt để mọi người lấy để bịt đầu nhọn cắm sông Bạch Đằng trong trận chiến chống quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Ít ai biết ông lái đò ấy chính là một tướng giỏi ở ẩn. Sau khi giặc xâm lấn đất nước, vị tướng ở ẩn ấy quay trở lại phò trợ Yết Kiêu đánh giặc.
Trong thời gian ấy, Yết Kiêu có dịp gặp gỡ người con gái tài sắc vẹn toàn tên Vân. Hai người đều cảm mến nhau nhưng chưa kịp nói thành lời. Nàng Vân là người không tiếc tính mạng của mình, lao ra đỡ mũi tên cho Yết Kiêu trong một trận đánh, để rồi chết trên tay Yết Kiêu. Khi nàng Vân "ra đi", trái tim của Yết Kiêu cũng "đi theo" nàng. Thế nên, đến cuối cuộc đời mình, Yết Kiêu không lấy bất kỳ ai làm vợ.
Cảm phục biệt tài của Yết Kiêu, rất nhiều công chúa, quận chúa của triều Trần và công chúa con gái vua Nguyên Mông đem lòng thương yêu, đòi lấy làm chồng. Thế nhưng, ông kiên quyết không lấy họ dù có bị chém đầu.
Tương truyền khi Yết Kiêu hộ giá hoàng tộc nhà Trần về Nam Định, khi trực tiếp chứng kiến cảnh ông lặn xuống sông giết chết Giảo Long rồi mang đầu về cho nhà vua xem, công chúa An Tư và quận chúa Đinh Lan cùng cảm mến ông. Quận chúa Đinh Lan liền tâu với triều đình xin được lấy Yết Kiêu làm chồng, thế nhưng Yết Kiêu một mực từ chối. Ông từ chối việc thay tên, đổi họ để lấy quận chúa khiến nàng vô cùng tức giận hạ lệnh chém đầu ông.
Khác với quận chúa Đinh Lan, công chúa An Tư chỉ dám thầm thương trộm nhớ Yết Kiêu. Nàng yêu Yết Kiêu, thế nhưng tình yêu ấy chỉ dám để ở trong lòng bởi nàng luôn đặt đất nước lên hàng đầu. Nàng cam tâm làm vật cống nạp sang nước Miên để đem tin tức về cho đất nước. Trước khi sang, nàng yêu cầu Trần Hưng Đạo cho gặp Yết Kiêu. Sau khi gặp xong, An Tư yêu cầu Trần Hưng Đạo cho Yết Kiêu làm cầu nối đem những tin tức nàng thu thập được về nước.
Nàng giao cho Yết Kiêu bông lan đá và coi nó là vật đính ước giữa hai người. Sau nhiều lần đem tin tức từ trại giặc về nước, do sơ hở, Yết Kiêu bị giặc bắt được. Khi bắt được Yết Kiêu, chúng đem ông đến cho công chúa An Tư nhận diện. Đến nơi, công chúa An Tư nói:"Ta quyền cao chức trọng, làm sao biết đến hạng tiểu tốt. Nếu đúng là Yết Kiêu, môi trường sống là dưới nước". Nghe nàng nói đến đây, Yết Kiêu vùng dậy nhảy xuống sông thoát.
Không chỉ được hai vị công chúa đem lòng yêu thương, Yết Kiêu còn được cả công chúa Ngọc Hoa, con gái của vua Nguyên đem lòng yêu thương và đòi lấy làm chồng. Sau khi đánh thắng giặc, Yết Kiêu được cử đi sứ. Sang đó, vua Nguyên có ý định ép gả công chúa Ngọc Hoa cho ông.
Ông không muốn lấy nhưng không thể từ chối thẳng thừng, Yết Kiêu mới xin phép vua Nguyên để trở về nước xin phép vua Trần. Nghe hợp tình, vua Nguyên cho ông về nước. Sau khi về nước, ông không sang nữa. Đã lâu mà không thấy Yết Kiêu sang, công chúa Ngọc Hoa xin phép vua cha cho sang nước Nam tìm. Khi thuyền sang đến Móng Cái, có người nói Yết Kiêu đã "về trời".
Hay tin ông chết, công chúa Ngọc Hoa liền lập đền thờ cúng ông trong 7 ngày. Khi cúng, nàng nói:"Trên đời không nên chàng và thiếp, thiếp xin nguyện xuống để gần chàng mãi mãi". Sau đó, nàng gieo mình xuống sông. Thấy nàng gieo mình tự vẫn, 9 nàng hầu cùng hai bá quan theo hầu cũng gieo mình xuống sông theo nàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ