Khám phá

Chuyện kể thú vị về Đông Hải Đại tướng quân (Phần 1)

Ông là người được Phan Bội Châu ca ngợi là "cách mạng khai sơn chi tổ".

Ngắm Mù Cang Chải bình lặng ngày đông / Du lịch Kenya Đi xem sư tử săn mồi

Hoàng Phan Thái, nhà nho, nhà yêu nước, nhà canh tân của thế kỷ XIX, người chiêu dụ nghĩa binh chống thực dân Pháp với danh xưng Đông Hải Đại tướng quân, người mà Phan Bội Châu đã ca ngợi là "cách mạng khai sơn chi tổ".

Người có hùng khí

Hoàng Phan Thái, tên chữ là Hoàng Đại Hữu, hiệu là Trí Kiêu Tử, người làng Cổ Đan (nay là xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Hoàng Phan Thái sinh năm Kỷ Mão (1819), là con đầu của cụ tú Hoàng Thừa Doãn. Cha mất sớm, nhà nghèo, mẹ tần tảo nuôi con ăn học. Hoàng Phan Thái là người thông minh, tinh nghịch. Lúc mới 8 tuổi có ông tú bạn cũ của cha đến chơi nhà, thấy Hoàng Phan Thái khôi ngô, tuấn tú, ông tú liền đọc một vế đối: "Khuôn vàng Phạm Lãi còn in tạc", Hoàng Phan Thái ứng khẩu đối ngay: "Dùi sắt Trương Lương sẽ thử chơi". Ông tú khen Thái là người có "hùng chí".

Tuy thông minh hay chữ nhưng lớn lên, thi lần nào ông cũng phạm trường quy, mặc dầu ông được các nho sĩ đương thời ở Nghi Lộc xếp đầu hàng trong nhóm Tứ hổ (tứ hổ của Nghi Lộc lúc đó là: Thái, Bảo, Yên, Cư). Hoàng Phan Thái chỉ đậu đầu xứ nên nhân dân thường gọi ông là Đầu xứ Thái. Bực mình, ông bỏ con đường khoa cử ở nhà dạy học, ngao du tìm bạn tâm giao. Học trò theo học khá đông, có nhiều người sau này đều đỗ đạt ra giúp ích cho đời.


Tranh minh họa.

Suýt bị đánh vì một câu đối

Tuy nhiên, công việc dạy học của ông chỉ là phương tiện nhất thời. Còn việc tìm bạn cùng chí hướng để cùng nhau vút cánh chim bằng, giúp dân cứu nước, mới là cái chính, nên ông không ngần ngại khi cần bộc lộ cái sở đoản học thức uyên thâm và cái tài ứng đối của mình.

Có lần đi qua đất Hà Nam, hay tin có một nhà nọ có bốn người con đều thành đạt, đang tổ chức làm lễ hạ thọ thất tuần cho bà mẹ, ông tìm đến. Biết đây là ông đồ xứ Nghệ, gia đình kia mang ra một vuông vóc, xin ông câu liễn hoặc bài thơ mừng mẹ. Suy nghĩ một lúc, ông đồ Hoàng Phan Thái cầm bút viết cách dòng 2 câu: "Phu nhân thất thập bản phi nhân.../... Sinh lai tứ tử đô vi tặc..." nghĩa là "Phu nhân bảy chục chẳng là người.../... Sinh được 4 con đều kẻ cướp...". Mọi người có mặt tại buổi lễ từ gia chủ đến quan khách có tên tuổi trong làng khoa bảng và quan lại Hà Nam rất bực mình. Người ta nạt nộ, gây gổ đòi đánh. Hoàng Phan Thái bình tĩnh như không có việc gì, ông chỉ rung đùi ngồi cười.

Giữa lúc mọi người đang bừng bừng tức giận, ông thong thả cầm bút viết thêm hai câu nữa vào những dòng còn để trống, thành một bài thơ tứ tuyệt: "Phu nhân thất thập bản phi nhân/Nguyên cư thiên thượng giáng sinh trần/sinh lai tứ tử đô vi tặc/Tặc đoạt tiên đào hiến mẫu thân" nghĩa là "Phu nhân bảy chục chẳng là người/Người chính là tiên xuống ở đời/Sinh được bốn con đều kẻ cướp/Cướp lấy đào tiên hiến mẹ xơi". Mọi người té ngửa ra khen ông là tài.

Những câu chuyện như vậy đối với Hoàng Phan Thái rất nhiều. Những cái hùng chí của ông không phải ở những việc ấy, mà chí hướng của ông muốn bay bổng hơn. Những tâm sự của ông được thể hiện trong bài "Tương Lương tô đa bệnh". Ông mô tả quang cảnh Nam Đàn: "Thụ thập Đụn sơn bài kiếm kích/Phạm quy Lam phố động tinh kỳ" (Núi Đụn cây bàng như giáo dựng; Sông Lam buồm dựng tự cờ dăng) hay đôi câu đối ông đề tại đền thờ Trần Hưng Đạo Đại vương ở Kiếp Bạc: "Phất ngọn cờ chỉ bến Bạch Đằng, một trận phong lôi lừng biển Bắc/Nhoay ngòi bút đề tên thanh sử, ngàn năm hương lửa chói trời Nam".

(Còn nữa)...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm