Chuyện khó tin về vị vua thà bị chôn sống còn hơn đầu hàng
Những bức ảnh kinh ngạc về cuộc sống của thổ dân da đỏ bí ẩn ở Brazil / Tàn tích biệt thự La Mã cực khủng mới khai quật có gì?
Một vị vua thà bị chôn sống còn hơn đầu hàng là một trong những sự kiện nổi tiếng lịch sử. Ông hoàng đã làm điều này là vua Herlaug ở Namdalen, miền Trung Na Uy.
Mọi chuyện xảy ra vào năm 871 sau Công nguyên. Khi ấy, vua Harald Fairhair dẫn quân tới Namdalen. Trên đường hành quân, ông hoàng này đã đánh bại và tiêu diệt nhiều vị vua nhỏ trên khắp vịnh hẹp ở phía Tây Na Uy.
Trong cuộc chiến cam go với vua Harald Fairhair, vua Herlaug bị đánh bại. Tuy nhiên, thay vì đầu hàng kẻ thù và từ bỏ vương quyền, Herlaug cùng 11 chiến binh chấp nhận bị chôn sống.
Họ bị chôn sống tại một gò đất lớn trên đảo Leka. Trái ngược với vua Herlaug, anh trai của ông hoàng này là Rollaug lựa chọn đầu hàng và quy phục vua Harald - người cai trị duy nhất ở Na Uy.
Do vậy, Rollaug được vua Harald phong cho chức bá tước ở Namdalen.
Đến cuối những năm 1700, các chuyên gia tiến hành đào 3 đường hầm vào gò đất lớn trên đảo Leka - nơi vua Herlaug cùng binh sĩ bị chôn sống.
Một trong những phát hiện đáng chú ý là các chuyên gia tìm thấy hài cốt của một người đàn ông dựa vào tường.
Bộ hài cốt này được cho là vua Herlaug. Đầu thế kỷ 19, thi hài vua Herlaug được trưng bày.
Gò đất - nơi yên nghỉ vua Herlaug và 11 binh sĩ được đánh giá là lớn hơn đa số ngôi mộ thời Viking được phát hiện tại Na Uy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé