Khám phá

Chuyện lạ: Cô gái trẻ mắc chứng 'mù mặt', không thể nhớ khuôn mặt bất cứ ai

Mắc căn bệnh lạ, người phụ nữ có tên Lena Ash, 29 tuổi không thể nhận ra bất cứ khuôn mặt nào, kể cả bản thân cô.

Chuyện lạ: Loài vật 'đi' chậm như rùa lại ăn sinh vật di chuyển nhanh nhất hành tinh / Chuyện lạ: Bé trai 4 tuổi có khả năng lướt sóng như vận động viên chuyên nghiệp

Kỳ lạ cô gái trẻ mắc chứng 'mù mặt', không thể nhớ khuôn mặt bất cứ ai
Người phụ nữ có tên Lena Ash, 29 tuổi không thể nhận ra bất cứ khuôn mặt nào, kể cả bản thân cô

Bạn có thể tưởng tượng đến khoảnh khắc bạn nhìn vào gương nhưng không thể nhận ra người đang nhìnlà chính mình. Đó là điều mà người phụ nữ Nga, Lena Ash, 29 tuổi đang trải qua vì mắc căn bệnh lạ.

Chứng mệnh là Lena mắc có tên prosopagnosia, khiến người bệnh không thể nhận ra khuôn mặt, hay có có thể nói là 'mù mặt'.

Người phụ nữ 29 tuổi mới mắc chứng bệnh lạ vào năm ngoái. Nhưng từ nhỏ, Lena đã gặp vấn đề trong việc nhận diện khuôn mặt. Cô có nói chuyện với bố mẹ về vấn đề này nhưng không đem lại hiệu quả.

Ngay cả những bác sĩ mà cô đến điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau nửa đầu, huyết áp thấp, buồn nôn cũng không tìm ra nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của Lena. Đôi khi, Lena cảm thấy xấu hổ về bản thân mình.

Cho đến năm ngoái, cô gái với biết được nguyên nhân gây ra chứng bệnh kỳ lạ của bản thân mình, cô ấy muốn nói ra để những người mắc bệnh khác biết rằng họ không cô đơn.

Khi nói chuyện với ai đó, Lena có thể nhìn thấy khuôn mặt của họ rất rõ ràng nhưng ngay khi họ rời đí, cô đã quên mất họ trông như thể nào.

Kỳ lạ cô gái trẻ mắc chứng 'mù mặt', không thể nhớ khuôn mặt bất cứ ai
Lena Ashmắc chứng 'mù mặt' không thể nhớ khuôn mặt bất cứ ai

Phần bộ não của chúng ta được lập trình để ghi nhớ về những người chúng ta đã gặp, giúp ta nhận ra họ dễ dàng hơn trong lần tới nhưng bộ não của cô ấy không tạo ra lưu trữ về khuôn mặt của bất cứ ai, kể cả cô ấy.

Lena Ash chia sẻ rằng: "Tôi sử dụng một số mẹo để cố gắng nhận ra khuôn mặt chính mình. Khi tôi nhìn vào gương hay bức ảnh của bản thân, tôi biết được ai đang đứng trước mặt minh qua vị trí nốt ruồi trên lông mày, hình dạng tóc, vết sẹo trên cằm và dáng mũi. Tôi biết biết đặc điểm khuôn mặt và có thể nhớ trong đầu".

Cô cũng phải nhớ những đặc điểm của người khác khi gặp mặt. Cô tập trung vào một số đặc điểm khó sửa đổi thay thế như nốt ruổi nổi bật, vết sẹo, hình xăm hay mũi bị biến dạng. Cô không chú ý nhớ về quần áo, râu tóc vì điều này có thể gây nhầm lẫn. Ví dụ như chồng cô lúc cạo râu và để râu là hai người hoàn toàn khác trong mắt cô.

Cô gái trẻ người Nga này cũng phải tự học cách nhận ra giọng nói mọi người để phân biệt. Trong khi mọi người nhận ra nhau nhờ khuôn mặt thì Lena phân biệt mọi người bằng giọng nói. Vì đây là đặc điểm chính xác nhất mà cô có thể dựa vào.

Ví dụ như khi đón con trai từ trường mẫu giáo, thực sự hữu ích với cô khi nghe tiếng con gọi mẹ

 

Lena thừa nhận việc sống chung với chứng prosopagnosia không hề dễ dàng. Trong những tình huống mà hầu hết mọi người có thể coi là bình thường chằng hạn như gặp người quen cũ, bạn học cũ tình cờ gặp trên đường để trò chuyện, thì lại là vấn đề lớn với cô. Đơn giản vì cô không thể nhận ra người đang nói chuyện cùng với mình.

Lena nói: "Một số người coi tôi là kiêu ngạo vì tôi không chào hỏi họ khi đi ngang qua nhau trên phố nhưng thực ra là vì tôi không nhận ra họ. Một số người không tin khi tôi nói về tình trạng của mình. Tuy nhiên vẫn có nhiều người hiểu và hỏi làm thế nào tôi sống mà không thể nhận ra khuôn mặt mọi người".

May mắn, cô gái nhiều nghị lực vẫn cố gắng suy nghĩ tích cực sống với căn bệnh 'mù mặt'.

Prosopagnosia không có cách chữa trị hoặc điều trị, những người mắc phải chỉ có thể dựa vào một loạt các kỹ thuật để cải thiện trí nhớ cũng như các kỹ năng vận động tinh để phát triển bán cầu chịu trách nhiệm nhận dạng khuôn mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện tốt những kỹ thuật này.

Lena Ash chia sẻ: "Tôi ước gì các bác sĩ đưa ra một giải pháp có thể giúp tôi ổn định tình trạng, chữa khỏi thì càng tốt. Tôi sợ rằng 10 năm nữa tôi sẽ không thể nhận ra ai cả".

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm