Chuyện ly kỳ về chiếc 'chén tám phần' cổ nhất Việt Nam
Sư tử đực rình rập để 'táng' vào mặt báo đốm đang ngủ / "Thợ săn” cổ vật nghiệp dư vớ được kho báu 300 tỷ đồng, lập kỷ lục Guinness
Không chỉ dừng lại ở một chiếc chén sinh hoạt hằng ngày của người dân phố Hội mà trên hết "chén tám phần" hay chén Khổng Tử còn là móncổ vậtquý giá của dòng họ Lê tại nhà cổ Tấn Ký (ngụ số 101, đường Nguyễn Thái Học, TP.Hội An), là một minh chứng điển hình cho sự uyên thâm và triết lí nhân sinh sâu sắc của người xưa.
Khi du khách đến thăm nhà cổ Tấn Ký, ngoài lối kiến trúc cổ kính độc đáo được lưu giữ gần như trọn vẹn suốt hơn 200 năm, điều làm nhiều du khách trầm trồ không dứt chính là bộ sưu tập chén bát, đĩa, bình cổ lên tới hàng trăm chiếc được gia đình nhà họ Lê - chủ nhà Tấn Ký trưng bày, giới thiệu.
Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén Khổng Tử nổi bật lên như một món bảo vật quý của dòng họ bao đời. Nước men không quá đặc biệt, “tuổi đời” cũng không hẳn cao hơn những cổ vật khác, sự độc đáo của chiếc chén cổ nằm ở công năng kì lạ chưa ai giải thích được, cũng như những bài học thâm trầm theo thời gian năm tháng của người xưa.
Theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của tộc Lê lưu giữ chén quý, món cổ vật quý của gia đình được cụ tổsưu tầmđược từ hơn 200 trước. Trước khi được một chuyên gia về đồ cổ của Nhật giúp xác địnhniên đạivà tìm hiểu lai lịch, chiếc chén nhỏ được gia đình gọi là chén "tám phần" hay chén không đầy. Cái tên đơn giản, nhưng bật lên được sự độc đáo lạ kì ẩn chứa đằng sau vật quý.
Thoạt nhìn, chiếc chén cũng giống như những chiếc chén uống trà, uống rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút xíu ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng chén. Ngay dưới chân ông tiên là một lỗ thoát nước nhỏ thông với đáy chén phía ngoài. Đây cũng là nơi cất giấu những mấu chốt của bí mật, là nguồn gốc cho những điều thêu dệt kì bí về những bí mật ẩn giấu đằng sau chiếc chén cổ của người xưa.
Dưới đáy chén có một lỗ nhỏ. |
Vừa từ từ rót nước vào chén, bà Xuân vừa giải thích: "Chén có tên là chén tám phần bởi nó chỉ chấp nhận 8 phần nước, rót nhiều hơn chút xíu là nó đổ đi ngay".
Khi vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng, rồi thoáng chốc, cái chén đã rỗng không. |
Mực nước lên đến 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên, bà dừng lại, nước vẫn được giữa trong chén bình thường. Nhưng, khi bà Xuân vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng. Thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.
Giải mã lời dạy thâm sâu của cao nhân
Theo những lời giới thiệu của gia đình họ Lê với du khách xa gần, chiếc chén quý của gia đình có nguồn gốc từ Trung Hoa, do cụ tổ mua được từ những thương nhân bên đó sang buôn bán. Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng Khổng Tử.
Tương truyền, trong một lần đi qua sa mạc, Khổng Tử vừa đói vừa khát tưởng chừng sắp chết. May mắn thay, ông gặp một ông lão và được dẫn tới một ao nước, cho một cái chén để múc nước uống.
Đương lúc khát khô, Khổng Tử xuống múc một chén nước đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước chảy sạch đi không còn giọt nào. Sau vài lần như thế, ông hiểu ra rằng muốn uống được nước thì chỉ múc lưng chừng. Về sau, Khổng Tử hình thành nên thuyết Trung dung, chủ trương con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá.
Nội dung thuyết này khá khó hiểu với người đời, nên các môn đệ của ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để người đời dễ hiểu và làm theo.
Bên cạnh chén Khổng Tử, hiện nhà cổ Tấn Ký còn có nhiều đồ cổ khác. |
Giữ mình vừa phải, tránh sa vào những suy nghĩ thái quá, cực đoan mà dẫn tới những điều không hay, những hành động không đúng mực... là bài học thâm trầm được người xưa khéo gửi gắm trong chiếc chén cổ. Có ít, vừa phải thì đủ để tận hưởng, nhưng tham lam quá thì lắm khi lại trở về con số 0, như dòng nước trôi tuột đi không cảm xúc.
Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén Khổng Tử có từ 550-600 năm về trước. Như vậy là từng ấy thời gian, những bài học uyên thâm đó lặng lẽ đi cùng năm tháng, trải qua bao luân lạc thăng trầm cùng chiếc chén rồi đến tay và nằm yên vị trong những món đồ gia bảo của một tộc họ lâu đời bên bến sông Hoài.
Cũng theo ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký, nhiều chuyên gia nghiên cứu đồ cổ khi đến đây đều khẳng định, đây là chén Khổng Tử có niên đại cổ nhấtViệt Namhiện nay.
Còn nhiều món đồ quý thất lạc“Bên cạnh chén Khổng Tử, tại nhà cổ Tấn Ký còn có chiếc tô và bình hoa bằng ngọc. Chiếc tô ngọc mỗi khi rót nước vào thì nước trong tô nổi sóng lăn tăn không dứt, thậm chí có lúc cuộn như sóng biển nhưng rất tiếc món đồ này đã bị thất lạc trong chiến tranh. Với những chiếc bình ngọc, khi cắm vào thì hoa có thể tươi lâu cả mười ngày, nửa tháng như vừa được hái. Một thời gian sau thì cũng bị mất tích và lưu lạc.” - Ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký còn cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…