Tại sao nói Tần Thủy Hoàng là vị vua độc đoán nhất trong lịch sử Trung Hoa?
Năm vị hoàng hậu đẹp nhất Trung Hoa khiến các bậc đế vương mê mẩn / Những bậc quân sư tài ba khét tiếng nhất lịch sử Trung Quốc: Gia Cát Lượng 'đội sổ'
Tần Thủy Hoàng ( 259 TCN – 210 TCN), tên húy là Doanh Chính, được xem là vị Hoàng đế đầu tiên trong Trung Quốc, vì ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu thời Chiến Quốc phân tán để thống nhất lập nên một đế quốc Trung Hoa rộng lớn.
Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì cai trị hà khắc và của mình. Tần Thủy Hoàng giữ ngôi từ năm 238 đến năm 210 trước Công nguyên; năm 246 TCN, lên ngôi, năm đó mới 13 tuổi và năm 238 TCN đích thân điều hành chính sự; ông dùng vũ lực thống nhất Trung Quốc và đã tiến hành một số cải cách có tính căn bản. Từ đó, các biện pháp cải cách này đã trở thành nhân tố quan trọng làm cho Trung Quốc giữ được sự thống nhất về mặt văn hóa.
Sau khi đã thôn tính các chư hầu, Tần Vương Chính đề nghị các bầy tôi bàn về danh hiệu cho mình. Thừa tướng là Vương Quán, Ngự sử Đại phu Phùng Kiếp, Đình úy Lý Tư cho rằng cơ nghiệp của Tần vương Chính lớn hơn cả Ngũ Đế thời cổ; trong các vua cổ đại thì Thái Hoàng là cao quý nhất nên khuyên ông xưng là Thái Hoàng. Tần vương Chính quyết định bỏ chữ thái, lấy chữ hoàng, thêm chữ đế, của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là Hoàng Đế.
Đồng thời, ông phê chuẩn các kiến nghị khác của bầy tôi, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng gọi là trẫm. Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương Vương là Thái thượng hoàng.
Vì là hoàng đế Trung Hoa đầu tiên nên ông xưng hiệu Thủy Hoàng Đế. Thủy Hoàng có nghĩa là “hoàng đế đầu tiên”, và ông muốn con cháu đời sau lấy danh hiệu: Nhị thế, Tam thế... cho đến vạn thế.
Các nhà Nho gia luôn phê phán Tần thủy Hoàng là một bạo quân tàn ác, đầy ác ý, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, các sử gia phương Tây nhìn nhận ông là một trong những nhân vật ngoại hạng trong mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy mười lăm năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Đó là một thành tựu được kể là vượt bậc. Ngày nay cái tên “China” hay “Sino” mà người phương Tây dùng để gọi Trung Quốc đều xuất phát từ phiên âm chữ “Tần” (Sin) mà ra. Nhiều nhà sử học nhắc tới Tần Thủy Hoàng song song với Napoleon.
Điều hiển nhiên là dân chúng dưới đời Tần Thủy Hoàng chịu nhiều cực khổ, dù làm sai bị xử án nhưng vẫn không tâm phục khẩu phục. Dân Tần phát triển kém hơn sáu nước mà họ đã chinh phục, nên họ còn có thể chịu được sự thiếu thốn, lao khổ vì họ quen rồi. Dân sáu nước văn minh hơn, rất uất hận dưới ách của Tần mà họ coi như mọi rợ, chỉ chờ cơ hội để nổi dậy. Đó là một nguyên nhân khiến Tần rất mau suy vong.
Dù sao, triều đại Tần Thủy Hoàng Đế là một khúc ngoặt cực kỳ quan trọng trong Trung Hoa. Hiện giờ các sử gia của Trung Quốc có nhận định khách quan về ông hơn là các sử gia xưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách