Khám phá

Chuyện tình trắc trở của Lưu Bị và 4 người vợ xinh đẹp tuyệt trần

Lưu Bị có bốn vị phu nhân. người hi sinh quên mình, người tấm thân cao quý, người lại là quả phụ. Vậy ai mới là hiền thê đích thực của ông.

Tào Tháo sợ Mã Siêu, Tôn Quyền sợ Trương Liêu, còn Lưu Bị sợ nhất mãnh tướng nào? / Sự thật gây ‘sốc’ về điển tích kết nghĩa đào viên trong Tam Quốc của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi

Lưu Bị hay còn gọi là Hán Chiêu Liệt Đế là một vị thủ lĩnh quân phiệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam Quốc trong Trung Quốc.

Lưu Bị có tên tự là Huyền Đức, người huyện Trác, quận Trác thuộc U châu. Ông là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng – người con thứ của Hán Cảnh Đế. Ông nội Lưu Bị là Lưu Hùng, được cử làm Hiếu liêm, làm huyện lệnh huyện Phạm thuộc Đông quận. Cha Lưu Bị là Lưu Hoằng mất sớm.

Cả đời Lưu Bị gặp và kết duyên với rất nhiều phụ nữ, nhưng duyên rất trắc trở, nhiều người ra đi từ khi còn quá trẻ. Theo ghi chép trong sử sách, thê thất của ông gồm có My phu nhân, Tôn phu nhân, Ngô phu nhân, Cam phu nhân. Người hi sinh quên mình, người xuất thân cao quý dòng dõi quý tộc nhưng có người lại là quả phụ... Vậy trong số đó, ai mới là hiền thê đích thực của ông?

Lưu Bị: ảnh minh họa.

Lưu Bị - Ảnh minh họa.

Trong các phu nhân của Lưu Bị, My phu nhân là người đáng thương nhất. Kiến An nguyên niên, Lã Bố đột kích Hạ Phi, toàn bộ gia quyến và tài sản của Lưu Bị đều thuộc về Lã Bố, khoảng thời gian đó Lưu Bị vô cùng chán chường, sống vất vưởng ở Hải Tây, Quảng Lăng (nay là Giang Tô). Tại đây có phú ông tên My Trúc đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ Lưu Bị. Ông ta đã quyên góp tiền bạc giúp đỡ Lưu Bị nuôi quân, thậm chí còn gả em gái cho Lưu Bị. Trong lúc khốn cùng, lại nhận được sự trợ giúp to lớn, Lưu Bị đã lấy em gái My Trúc và lập làm chính thất.

Năm 208, Tào Tháo mang đại quân đánh chiếm Kinh Châu.Lưu Bịthua trận bỏ chạy. Em họ Tào Tháo là Tào Thuần dẫn quân truy kích đến Đương Dương, Tràng Bản, bắt được gia quyến Lưu Bị, trong đó có My phu nhân và Cam phu nhân.

Triệu Tử Long đơn thương độc mã đánh trận Tràng Bản cứu được A Đẩu. My phu nhân đã nhảy xuống giếng tự vẫn để khỏi vướng chân Triệu Tử Long. Tuy đây chỉ là tình tiết trong tiểu thuyết “Tam quốc chí”, mà không tìm thấy ghi chép trong lịch sử, nhưng điều này có thể chứng minh được tấm lòng chung thành và sự hi sinh cao cả không chút tính toán của người phụ nữ này dành cho Lưu Bị.

Cam phu nhân không phải chính thất mà còn đứng dưới My phu nhân. Cam phu nhân được mô tả là người có nhan sắc như ngọc, tính tình hiếu đức, hiểu đạo nghĩa, 18 tuổi đã trở thành mỹ nữ rất được Lưu Bị mê đắm. Lưu Bị thường để cô cùng ở trong trướng lụa, đứng ở ngoài trời mà nhìn, Cam thị giống như tuyết trắng ngưng tụ dưới ánh trăng vậy.

 

Bà lấy Lưu Bị và theo chồng vào sinh ra tử, bôn ba khắp nơi. Trong suốt 15 năm, luôn âm thầm thay Lưu Bị lo liệu việc nhà, tạo hậu phương vững chắc, giúp chồng xây đại nghiệp. Tuy không được nhắc đến nhiều, nhưng bà chính là vị hiền thê có công lớn nhất của Lưu Bị.

Chính Gia Cát Lượng từng dùng 8 chữ “Lữ hành tu nhân, thục thận kỳ thân” viết trong “Tấu Sơ” dành cho Cam phu nhân, tức làm việc gì cũng luôn giữ đúng lễ giáo, hợp quy định, luôn thận trọng và . Chính vì thế, có thể lý giải được việc Triệu Tử Long đã liều mạng để cứu My phu nhân, Cam phu nhân và hậu chủ A Đẩu ở Đương Đương, Trường Bản, bởi vì một người hi sinh âm thầm không tính toán như My phu nhân và một Cam phu nhân đức hạnh thì có chết vài lần cũng đáng.

Năm 209, Cam phu nhân mắc bệnh qua đời. Tình cảm của Lưu Bị dành cho Cam phu nhân cũng rất thâm sâu. Chương Vũ năm thứ hai, tức năm 222 ông đã truy phong thụy hiệu cho bà là “ Hoàng Ân phu nhân”. Chữ "Ân" này để bày tỏ lòng tiếc thương và nỗi nhớ khôn nguôi về người vợ hiền đã cùng ông đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử, nếm mật nằm gai mà chưa ngày nào được hưởng trái ngọt. Sau này khi con trai Lưu Thiện nối ngôi đã truy tôn cho mẹ là Chiêu Liệt hoàng hậu.

Sau khi Cam phu nhân qua đời, Lưu Bị lấy Tôn Thượng Hương. Bà là con gái duy nhất và là con nhỏ nhất của Tôn Kiên, và là em gái của Tôn Sách và Tôn Quyền - những người tạo dựng cơ nghiệp nước Đông Ngô - liên minh với Thục Hán trong một thời gian dài.

Tam quốc chí của Trần Thọ chép rằng:

 

Nguyên trước Tôn Quyền gả em gái cho Tiên chủ, em gái vốn là người tài giỏi, nhanh nhẹn cương mãnh, có phong thái của các anh, thị tì hơn trăm người đều quen cầm đao đứng hầu, Tiên chủ mỗi lần vào đều thấy lạnh cả người.

Gia Cát Lượng cũng đánh giá về Tôn phu nhân như sau:

Chúa công khi ở Công An, phía bắc úy kị Tào công cường mạnh, phía đông lo lắng Tôn Quyền bức bách, ở gần lại sợ Tôn phu nhân sinh biến ngay sát nách. Tình thế lúc ấy, thật là tiến thoái lưỡng nan..

Tôn phu nhân là người đa tài, hoạt bát, cương trực, mạnh mẽ như một nữ hán tử, mà không chút ủy mị, hiền dịu của một công chúa lá ngọc cành vàng.

Xung quanh Tôn phu nhân lúc nào cũng có hàng trăm thị tỳ được trang bị đầy đủ vũ khí theo hầu và bảo vệ. Bà đã biến khuê phòng thành chiến trường, còn mình đóng vai nữ tướng oai phong lẫm liệt.

 

Hai năm sau, mối giữa Ngô và Thục bắt đầu căng thẳng. Tôn phu nhân quay trở về với anh trai của mình là Tôn Quyền. Theo những gì Triệu Vân viết thì bà định mang theo con trai của Lưu Bị là Lưu Thiện với mình. Tuy nhiên đã bị Trương Phi và Triệu Vân chặn lại. Sau khi hai bên thương thuyết, Tôn phu nhân để lại Lưu Thiện về nước Ngô.

Kể từ đây hôn nhân giữa bà và Lưu Bị chấm dứt. Bà không bao giờ gặp lại Lưu Bị, và sử sách cũng không có nói gì đến chuyện bà tái giá.

Cũng có chuyện kể rằng sau khi Lưu Bị qua đời, bà đã trầm mình xuống sông tự vẫn.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau trận Di Lăng có kẻ phao tin Lưu Bị chết, bà đã trầm mình xuống sông tự vẫn. Có Miếu thờ bà bên đấy, gọi là miếu Khiêu Cơ.

Cũng trong Tam quốc diễn nghĩa, bà được miêu tả là người có tính khí nóng nảy và rất cứng đầu. Tiểu thuyết nói rằng bà hay gây rắc rối và thường các tướng sĩ của Lưu Bị phải để mắt đến Tôn phu nhân.

 

Tôn phu nhân với tư cách là vợ Lưu Bị cũng hai lần bị sử dụng trong các mưu kế của Chu Du và Tôn Quyền nhằm mục đích chống phá nhà Thục.

Tôn phu nhân bỏ đi, năm 214, Lưu Bị lấy một quả phụ, lúc này Ngô phu nhân đã 33 tuổi. Ngô phu nhân vốn là trẻ mồ côi, nhưng thầy bói nói bà có tướng đại phúc đại quý, sau này sẽ làm hoàng hậu. Chính vì thế Lưu Yên đã cưới cho con trai thứ ba của mình là Lưu Mạo. Sau này Lưu Mạo chết trẻ, Ngô phu nhân thành góa phụ. Quần thần khuyên Lưu Bị nên lấy Ngô thị vì vừa xinh đẹp lại nết na.

Kiến An năm thứ 24, Ngô phu nhân được lập là Hán Trung Vương vương hậu. Chương Vũ nguyên niên năm 221 được lập làm hoàng hậu, Kiến Hưng nguyên niên năm 223 được sắc phong là hoàng thái hậu. Đây cũng là vị hoàng hậu duy nhất được sắc phong khi còn sống.

Lời kết:

Những người thích Tam Quốc hẳn ai cũng nhận thấy rằng, Lưu Bị có một đặc điểm rất xấu đó là đánh được thì đánh, không đánh được ắt chạy thoát thân thục mạng, tính mệnh của vợ, của con đều quên sạch. Riêng nói về trình độ chạy trốn, tần suất và cả sự nhếch nhác thì ngay đến cả tổ tiên của Lưu Bị là Hán Cao Tổ Lưu Bang có sống dậy cũng phải chấp nhận là “hậu sinh khả úy”.

 

Trong cả sử sách lẫn “Tam Quốc diễn nghĩa” có thể thống kê được ít nhất 4 lần Lưu Bị có hành động không được xứng tầm với một đại anh hùng, “vứt bỏ vợ con, chạy lấy thân mình”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm