Chuyện về một dòng họ, hai di sản thế giới
Tiết lộ lý do mái nhà Tử Cấm Thành không có… phân chim / Mở lăng mộ vua Tutankhamun, choáng váng vì cảnh tượng này
Đó là dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu, xã Trường Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).
Lấy chữ trồng người
Vào những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé qua làng Trường Lưu của xã Trường Lộc để tìm hiểu về ngôi làng này cũng như về dòng họ nổi tiếng Nguyễn Huy.
Làng Trường Lưu nhỏ, được bao phủ bởi những rặng tre, xung quanh là đồng ruộng mênh mông.
Dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu là một dòng họ lớn, có nhiều người đỗ đạt cao.
Dòng họ này có nhiều đóng góp cho sự nghiệp dạy học của Việt Nam. Từ vị tổ đầu tiên Nguyễn Uyên Hậu là một nhà giáo tại kinh thành Thăng Long, con cháu của dòng họ đã có rất nhiều người theo nghiệp dạy học và trở thành những người thầy nổi tiếng như Thám hoa Nguyễn Huy Oánh - hậu duệ đời thứ 10 của dòng họ.
Tại quê hương Trường Lưu, Nguyễn Huy Oánh đã lập Phúc Giang thư viện và mở trường dạy học gọi là Trường Lưu học hiệu. Tại đây, ông còn cho khắc in gỗ các loại sách.
Trường học này về sau được đánh giá là một trường có thư viện đầy đủ không thua kém những trường học tầm cỡ tại Thăng Long. Chỉ riêng một Trường Lưu học hiệu và Phúc Giang thư viện đã khiến Trường Lưu nổi lên như một làng văn hiến văn vật.
Trải qua 20 đời, dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu có gần 40 viện sỹ, giáo sư, tiến sỹ đầu ngành.
Ông Nguyễn Huy Lý, Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Trường Lộc, Chủ tịch Hội đồng gia tộc Nguyễn Huy chia sẻ: “Là con cháu của dòng họ Nguyễn Huy, chúng tôi không khỏi tự hào về tổ tiên, dòng họ của mình. Đây chính là động lực để con cháu dòng họ học tập và noi theo”.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Lý thì phương châm của dòng họ là lấy chữ trồng người.
“Trong 45 chi phái của dòng họ thì chi nào cũng có quỹ khuyến học. Đây là nguồn quỹ để hỗ trợ, động viên các cháu có hoàn cảnh khó khăn cũng như đỗ đạt. Khuyến học trở thành nét truyền thống của dòng họ rồi”, ông Lý cho biết.
Đến tinh hoa của nhân loại
Mộc bản Trường Lưu là bộ ván khắc dùng để in sách “giáo khoa” phục vụ cho việc dạy và học, được hình thành trong quá trình hoạt động văn hóa của dòng họ Nguyễn Huy từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại trường học Phúc Giang, làng Trường Lưu, xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn được lưu giữ ở Việt Nam. Di sản bao gồm 383 bản, được khắc chữ Hán ngược để in 3 tập sách giáo khoa kinh điển (gồm 11 quyển) của Nho giáo và 01 quyển sách quy chế trường học: Tính lý toản yếu đại toàn, Ngũ kinh toản yếu đại toàn và Thư viện quy lệ.
Tháng 5/2016, Mộc bản Trường Lưu được Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới. Đây không chỉ là niềm vui của dòng họ Nguyễn Huy mà còn là niềm tự hào, hãnh diện của Việt Nam.
Tròn 2 năm sau (5/2018), một di sản khác của dòng họ Nguyễn Huy là “Hoàng hoa sứ trình đồ”, tiếp tục được UNESCO công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới.
“Hoàng hoa sứ trình đồ” là cuốn sách cổ được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông. Đây là bản sao chép tay duy nhất do con cháu dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ tại tư gia ở làng Trường Lưu.
Cuốn sách là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII do Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768, từ các tài liệu của các thế hệ đi trước, đồng thời bổ sung các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm Chánh sứ.
Việc UNESCO công nhận hai di sản của dòng họ Nguyễn Huy là di sản tư liệu ký ức thế giới một lần nữa đã khẳng định những giá trị văn hóa mà dòng họ Nguyễn Tràng Lưu để lại cho hậu thế.
Chia sẻ với Dân trí, ông Bùi Huy Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc vui mừng: “Mộc bản Trường Lưu” và “Hoàng hoa sứ trình đồ” được công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới, đó không chỉ là niềm tự hào của quê hương Can Lộc, Hà Tĩnh mà còn khẳng định, tôn vinh các giá trị văn hóa của Việt Nam ra khu vực và thế giới.
“Sau khi được công nhận là di sản ký ức thế giới thì chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các cuộc thi để người dân, các thế hệ trẻ hiểu, biết về di sản này. Đồng thời để bảo tồn cũng như phát huy giá trị của di sản thì huyện đã làm các phòng trưng bày, cũng như trích kinh phí cho công tác bảo tồn. Đồng thời, chúng tôi phối hợp với dòng họ để quy hoạch lại”, ông Cường cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Huy Cường thì hiện nay số lượng người hiểu biết và nắm rõ các giá trị về hai di sản này rất ít và thế hệ trẻ quan tâm đến di sản là hạn chế. Chính vì điều này, công tác bảo tồn và phát huy hết giá trị của di sản cũng gặp nhiều khó khăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?