Chuyện về nữ nhân xuất thân danh môn nhưng bị ép gả cho gã ăn mày, 20 năm sau đổi đời và trở thành phi tần của Hoàng đế
CLIP: Những trận thua "sấp mặt" của sư tử khi đụng độ trâu rừng / Vị phi tần đặc biệt của Hoàng đế Ung Chính: Được sử sách ghi chép bằng tên cụ thể, đến hiện tại vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được hé mở
Trong lịch sử Trung Hoa xưa, địa vị của người phụ nữ rất thấp, không thể tự quyết định con đường đời của mình. Và Quách Ninh Liên cũng là một nữ nhân như thế, bị cha ruột ép gả cho một gã thanh niên nghèo khó. Nhưng may mắn đây là một quyết định đúng đắn.
Quách Ninh Liên từ nhỏ rất xinh đẹp, gia thế không quá hiển hách nhưng vẫn là gia đình đủ ăn đủ mặc, là con gái của Quách Sơn Phủ. Đến tuổi trưởng thành có rất nhiều người đến xin cầu thân nhưng đều bị phụ thân nàng từ chối.
Theo "Minh sử", vào một ngày nọ, có một gã ăn mày đi ngang qua nhà Quách thị. Nhận thấy gương mặt của người này không bình thường và nhất định sẽ có thành tựu lớn, Quách Sơn Phủ đã cho mời người này vào nhà ngồi nghỉ. Sau đó, ông quyết định gả con gái cho gã thanh niên nghèo khó này. Mặc dù Quách Ninh Liên không muốn nhưng vẫn nghe theo lời cha.
Gã thanh niên đó chính là Chu Nguyên Chương. Lúc đó Chu Nguyên Chương đã có vợ nên Quách Ninh Liên chỉ có danh phận tiểu thiếp.
Không những gả con gái yêu quý cho Chu Nguyên Chương, Quách Sơn Phủ còn đưa cho đối phương của cải để làm vốn khởi đầu, tạo điều kiện cho Chu Nguyên Chương phát triển tương lai.
Thời gian sau đó, nàng cùng Chu Nguyên Chương đi khắp nơi. 20 năm sau, vào năm 1368, Chu Nguyên Chương xưng đế, trở thành Minh Thái Tổ, từng bước thống nhất Trung Hoa. Điều này đã chứng minh khả năng nhìn người của Quách Sơn Phủ.
Lúc đó, Quách Ninh Liên được phong làm Ninh phi, người thân của nàng cũng được Hoàng đế trọng dụng, 2 anh trai trở thành đại thần trong triều, cha nàng được phong làm Doanh Quốc công. Từ đó gia tộc Quách thị có một cuộc sống nhiều vinh hoa phú quý hơn ngày trước.
Sau khi Lý Thục phi qua đời, Quách Ninh phi được chọn trở thành người cai quản lục cung. Tuy nhiên, ngày mất của nàng không được ghi chép cụ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế