Clip: Cách thức độc đáo giúp rồng Komodo hạ gục con mồi to gấp 5 lần
'Vùng im lặng' và những hiện tượng dị thường khiến con người phải 'rùng mình' / Clip: Kịch tính hơn cả phim hành động, đàn voi liều mình giải cứu khỉ con khỏi móng vuốt báo đốm
Là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới hiện nay, một con rồng Komodo trưởng thành có độ dài trung bình từ 2 - 3 m và có thể nặng tới xấp xỉ 100 kg.
Rồng Komodo được các nhà khoa học phương Tây tìm thấy lần đầu tiên từ năm 1910. Vì quá ấn tượng với vẻ ngoài dữ tợn của chúng, các nhà làm phim đã lấy hình tượng của loài động vật này để xây dựng nhân vật phản diện trong bộ phim King Kong nổi tiếng.
Vì các đặc điểm sinh học chỉ cho phép Komodo sinh sống tại Indonesia, nên chúng ta không thể tìm loài động vật quý giá này ở bất cứ nơi nào trên Trái đất. Theo nghiên cứu,rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm.
Rồng Komodo là những thợ săn hung dữ đến mức chúng có thể ăn những con mồi rất lớn, chẳng hạn như trâu nước lớn, hươu, nai, lợn và thậm chí cả con người. Chúng cũng có thể ăn những con rồng đồng loại nhỏ hơn.Hàm của con vật này khỏe tới mức nhai được cả xương con mồi và dạ dày thì dễ dàng "phình" ra để chứa thức ăn bằng 80% trọng lượng cơ thể của nó.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất hiện nay.
Trong họ nhà thằn lằn,rồng Komodo cũng là loài có tốc độ nhanh nhất lên tới 20 km/h khi chạy.
Tuy nhiên cách thức săn mồi củarồng Komodo mới là điều khiến các nhà nghiên cứu phải tranh cãi. Trong hàng thập kỷ trước, các nhà khoa học tin rằng những vết cắn củarồng Komodo sẽ khiến con mồi phải gục ngã vì nhiễm trùng bởi chất bẩn và vi khuẩn chứa trong nước bọt của kẻ đi săn.
Đến năm 2005, điều bí ấn này mới được giải mã. Thì ra cũng giống như họ hàng thằn lằn của nó, rồng Komodo cũng sở hữu nọc độc riêng của nó.
Chất độc này sẽ ngăn chặn không cho con mồi còn khả năng đông máu,gây tê liệt thần kinh khiến con mồi nhanh chóng mất máu và shock rồi chết.Điều này giúp rồng Komodo không cần mất công truy đuổi nhiều, vừa giảm rủi ro và cũng vừa đỡ tốn thể lực.
Cũng giống như trong đoạn clip, sau khi áp sát con trâu nước, rồng Komodo sử dụng hàm răng cưa sắc nhọn cắn vào chân con mồi. Theo thời gian, chất độc làm con trâu bị mất máu và cơ thể yếu dần đi. Đến khi không còn sức phản kháng, con trâu sẽ tự nhiên trở thành miếng mối ngon cho đàn rồng Komodo háu đói.
Thông thường sau khi thưởng thức 1 bữa "thịnh soạn" như thế này, những con rồng Komodo sẽ không cần phải ăn uống thêm gì nữa trong vòng cả tháng sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Nguồn: Roaring Earth.