Clip: Đoàn kết như voi, cả đàn xúm lại giúp đỡ chú voi nhỏ leo dốc
Bộ lạc kỳ lạ không có thói quen mặc quần áo / Cách sống kỳ lạ của bộ lạc “con trai thần Mặt trời”
Đây cũng là khoảng thời điểm voi con sẽ gặp phải vô số tình huống "dở khóc dở cười" mà nếu như không có sự giúp sức từ các thành viên trong đàn, sẽ khó có thể mà vượt qua được.
Voi là loài động vật trên cạn lớn nhất thế giới. Hiện tại, họ nhà voi còn 3 giống loài còn sinh sống đó là voi châu Á, voi rừng và voi đồng cỏ châu Phi.
Đứng đầu bảng về kích cỡ là loài voi đồng cỏ châu Phi với kích thước trung bình khi trưởng thành có thể cao trên 4 m và nặng gần 8 tấn.
Không chỉ có kích cỡ lớn, voi đồng cỏ châu Phi cũng là loài có tai to nhất. Điều đó giúp cho voi có thể nghe được âm thanh từ khoảng cách rất xa. Cả con đực và con cái đều có ngà và có thể dài tới 3 m, nặng khoảng 15 - 20 kg, thường được sử dụng để đào bới, tìm kiếm thức ăn hoặc để tấn công.
Voi đồng cỏ châu Phi là loài động vật sống theo bầy đàn. Một đàn voi bao gồm đầu đàn là con voi cái già nhất và các con voi cái và con của chúng. Voi đực thông thường sẽ rời đi khi được 10 - 15 tuổi. Chúng gia nhập các nhóm voi đực hoặc sống độc lập. Voi đực sau khi rời đàn vẫn giữ liên lạc với đàn gốc của chúng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, voi là loài động vật sống rất tình cảm. Chúng thường xuyên thể hiện tình yêu thương với đồng loại bằng cách chào hỏi thông qua việc cuốn vòi vào nhau.
Khi con voi đầu đàn bị ốm, các thành viên sẽ tập trung nhau chăm xóc, thậm chí còn thay phiên nhau cõng con đầu đàn trên lưng đến khi qua đời.
Sự quan tâm, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong đàn voi khiến nhiều người khi chứng kiến vô cùng xúc động lẫn thích thú, giống như đoạn clip được anh kiểm lâm Timothy Van Vuuren may mắn ghi hình lại tại Khu bảo tồn động vật hoang dã MalaMala nằm trong Công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.
Nguồn Latesting Sighting.
Theo đó, vào một buổi chiều khi đang đi tuần tra, anh Van Vuuren vô tình bắt gặp một đàn voi nhỏ khoảng vài con đang đi uống nước tại con sông. Bởi vì đã lâu không gặp nên anh kiểm lâm đã đứng lại ngắm nhìn khung cảnh bình dị của đàn voi. Sau khi đã uống nước no nê, như một thói quen, đàn voi lững thững quay trở lại lãnh địa của mình nằm về phía khu bụi rậm.
Trên con đường trở về, đàn voi sẽ phải vượt qua một con dốc nhỏ. Trở ngại này đối với những con voi trưởng thành chỉ là "muỗi", tuy nhiên, trong đàn lại có một con voi rất bé, có lẽ chắc chỉ đang ở độ tuổi sơ sinh. Chắc mẩm trong đầu con voi non sẽ gặp khó khăn với tình thế địa hiểm trước mắt, anh Van Vuuren bắt đầu quay phim với hy vọng sẽ chộp được phản ứng của đàn voi đối với thành viên yếu ớt này.
Voi con cuối cùng đã vượt qua được con dốc nhờ có sự giúp sức từcả đàn. |
Thực tế diễn ra đúng như những gì Van Vuuren dự đoán. Mặc dù đoạn gờ không hề cao, tuy nhiên với việc đôi bàn chân non nớt còn khá yếu cộng với việc độ trơn, lún đến từ cát đã khiến con voi non không thể leo lên được. Sau những lần cố gắng rồi lại thất bại, đàn đã mất kiên nhẫn, một con như kiểu trưởng đàn đã kêu lên 1 tiếng như kiểu nhắc nhở những con khác hãy giúp đỡ thành viên nhỏ con.
Lúc này, với sự trợ lực nhiệt tình từ các thành viên, con voi con cuối cùng đã chinh phục được con dốc "đáng ghét" và trở lại con đường về nhà cùng cả đàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Ảnh minh họa.