Clip: So sánh độ mạnh nọc độc của rắn cạp nia, cạp nong, hổ mang chúa: Kết quả bất ngờ
Clip: Hy hữu tình huống rắn hổ mang suýt chết vì nuốt nhầm chai thủy tinh / Gấu và hổ Siberia chạm trán ở Ấn Độ và cái kết bất ngờ
Rắn cạp nia và rắn cạp nong đều là hai loài rắn thuộc chi Bungarus, chúng có ngoại hình khá giống nhau và nọc độc nguy hiểm thì cũng chẳng hề kém cạnh nhau là bao. Tuy nhiên chắc chắn sẽ có một con 'nhỉnh' hơn con còn lại, vậy đó là loài rắn nào?
Xem video:
Làm thế nào để so sánh sự nguy hiểm của các loài rắn?Việc đánh giá mức độ nguy hiểm của các loài rắn phụ thuộc rất nhiều vào hệ quy chiếu mà chúng ta xét đến, với mỗi tiêu chí thì bảng xếp hạng này sẽ thay đổi (loài rắn có mức độ nguy hiểm hơn loài kia ở tiêu chí này nhưng có thể xếp dưới ở tiêu chí khác).
Cụ thể người ta thường dùng các tiêu chí như lượng nọc độc tiết ra (nhiều hay ít), cấu tạo của răng nanh (khả năng bơm nọc vào vật bị cắn), độ phổ biến (tỉ lệ tấn công con người)...
Do đó, hổ mang chúa có thể đứng đầu trong bảng xếp hạng 'lượng nọc độc tiết ra' nhưng sẽ đứng rất xa top đầu trong bảng xếp hạng 'độ phổ biến' do số ca bị loài rắn này cắn mỗi năm rất ít, kém xa cả những loài rắn hổ mang thực sự.
Vậy thì để xét về sự nguy hiểm giữa cạp nong và cạp nia, chúng ta sẽ xét đến độ mạnh của nọc độc hay nói cách khác là chất lượng nọc độc, chính xác hơn là bảng xếp hạng liều gây chết trung bình 50% (LD50, Lethal dose 50%).
Đây cũng chính là cách sắp xếp mức độ nguy hiểm của các loài rắn phổ biến nhất mà chúng ta thường dùng để đánh giá mức độ nguy hiểm của các loài rắn. Liều lượng gây chết trung bình là lượng nọc cần thiết để giết chết 50% số động vật bị tiêm nọc thí nghiệm (thường là chuột).
Ở tiêu chí này, người ta còn có nhiều hình thức thí nghiệm khác nhau như tiêm tĩnh mạch (IV), tiêm dưới da, tiêm màng bụng, tiêm cơ bắp mà phổ biến nhất chính là tiêm tĩnh mạch. Ở bài viết này chúng ta sẽ xét độ mạnh của nọc độc dựa vào chỉ số này.
Rắn cạp nia và cạp nong. Ảnh: Thế giới động vật
Ba loài rắn được xét đến sẽ là rắn cạp nia nam (Tên khoa học là:Bungarus fasciatus), rắn cạp nia bắc (Tên khoa học làBungarus multicinctus) và rắn cạp nong (Tên khoa học làBungarus fasciatus)
Theo tiêu chí đang xét thì rắn cạp nia nam sẽ là: IV= 0.1mg/kg, trong khi đó rắn cạp nia bắc: IV= 0.113 mg/kg, còn rắn cạp nong: IV=1.289 mg/kg. Điều đó nghĩa là để giết chết 1 nửa số lượng chuột bạch thí nghiệm thì hai loài rắn cạp nia sẽ cần ít lượng nọc hơn.
Ngoài ra độc tính LD50 IV của rắn hổ mang chúa trên chuột bạch là 1,28 mg /kg, nói cách khácnọc độc của rắn cạp nia mạnh hơn của cạp nong và hổ mang chúa gấp hơn 10 lần.Quả thực, cạp nia nam được đánh giá là một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
Theo trang Worldwildlife thì nọc độc của cạp nia nam còn mạnh hơn rắn hổ mang Ấn Độ (Tên khoa học: Naja naja) - một trong 4 thành viên của nhóm Tứ đại nọc độc tới 15 lần.
Phân biệt nhanh cạp nong và cạp nia
Thực tế rất nhiều người lẫn lộn tên của hai loài rắn này, cách nhận biết đơn giản nhất là dựa vào màu sắc: Cạp nia có khoang đen - trắng (cạp nia nam có khoang đen và trắng thưa hơn cạp nia bắc) và cạp nong có khoang đen - vàng.
Lưỡi của rắn cạp nong có màu đen, trong khi cạp nia có màu đỏ. Đầu của rắn cạp nong có chữ V màu vàng, xương cột sống nổi lên rất rõ hình tam giác và có đôi mắt rất to.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Rắn cạp nong và cạp nia, con nào độc hơn?