CLIP: Thủy quái với sở thích cắn "của quý" nam giới
Cá tháng Tư là gì? Bên Tây người ta nói về sự lừa lọc, dối trá như thế nào? / Bắt được cá mập như quái vật trong phim kinh dị
“Thủy quái” với sở thích cắn tinh hoàn ngư dân.
Pacu là tên gọi chung một số loài cá nước ngọt ăn tạp ở Nam Mỹ, có mối quan hệ gần gũi với loài cá piranha.
Loài cá pacu nổi tiếng với hàm răng sắc bén như răng người, có thói quen cắn tinh hoàn nam giới. Chúng đôi khi được gọi là "cá cắn bi" (ball cutter).
Sinh trưởng ở vùng đất Nam Mỹ, nhưng mấy năm trở lại đây, người ta nhìn thấy loài cá này xuất hiện tại một số vùng ở Mỹ, Đan Mạch, thậm chí cả sông Seine ở Paris, Pháp và một số đầm phá tại Anh.
Nếu như cá piranha vốn nổi tiếng hung tợn, cắn xé con mồi bằng hàm răng sắc bén, thì cá pacu có sở thích cắn vỡ các hạt mầm, quả chín rơi từ trên ngọn cây xuống nước bằng răng cực khỏe.
Chúng thường nhầm lẫn tinh hoàn của đàn ông là thức ăn, vì nhầm tưởng với loại hạt ưa thích, Pacu không ngần hại tiến tới và đớp lấy thứ mà chúng nhầm là đồ ăn. Bởi vậy, người ta còn gọi chúng với cái tên “Thủy quái thích tấn công tinh hoàn”.
Những vết cắn của cá pacu trên bộ phận nhạy cảm của nam giới có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng và chết người. Bởi vậy, loài cá này được coi là khắc tinh của nam giới khi họ bơi lội dưới nước.
Một con cá pacu có thể đạt trọng lượng 25kg, dài 90cm. Đôi khi người ta mua chúng về làm cảnh. Tuy nhiên, nếu ai đó thả cá pacu xuống sông hồ, nó có thể trở thành mối nguy hại sau này khi sinh sôi nảy nở, phát triển, rồi tấn công các động vật, thậm chí là con người.
Thức ăn chủ yếu của cá pacu là đậu, lá cây, các loài thực vật thủy sinh hay ốc sên. Nhưng chúng cũng rất thích thịt, nên khi có cơ hội, loài vật này sẽ trở thành kẻ tấn công nguy hiểm
Trước đó, người ta từng tìm thấy cá pacu ở Đan Mạch. Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo nam giới nếu có ý định xuống sông hồ bơi lội, nên bằng đồ bơi bó để đảm bảo an toàn.
Ông Peter Rask Møller, chuyên gia về cá đến từ trường Đại học Copenhagen của Đan Mạch, đưa ra lời khuyên: “Đàn ông khi bơi nên mặc đồ cẩn thận đề phòng trường hợp gặp phải cá pacu tại vùng nước lạnh của biển Baltic”.
Trên thế giới từng ghi nhận những trường hợp phái mạnh bị loài pacu tấn công. Chuyên gia về cá Henrik Carl cho biết: “Pacu không quá nguy hiểm với con người, nhưng vết cắn của chúng là vấn đề lớn.
Chúng tôi từng ghi nhận các trường hợp nam giới bị pacu tấn công, một trong số đó đã tử vong vì mất nhiều máu”. Trước đó, 2 người đàn ông ở New Guiena đã chết sau khi bị cá pacu cắn đứt tinh hoàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
Tại sao ngựa ngủ đứng cả ngày lẫn đêm thay vì nằm? Đọc xong tôi có thêm kiến thức
AI khôi phục chân dung Dương Quý Phi và Võ Tắc Thiên, nhan sắc thế nào mà khiến ai cũng kinh ngạc
Có loài cá 'thần kỳ' ở châu Phi, có thể 'ngủ' suốt 5 năm ở đất cạn mà không ăn uống gì vẫn sống
Gia Cát Lượng có vai trò gì trong 'Tam Quốc Diễn Nghĩa'?
Gái lầu xanh thời nhà Thanh trông như thế nào, đừng bị phim truyền hình đánh lừa, ảnh thật lật đổ ba quan điểm