Clip: Tổ đội chim cánh cụt hú hồn thoát chết nhờ sự xuất hiện của một siêu anh hùng "cực ngầu"
Clip: Trâu rừng bất lực nhìn trâu con bị bầy chó hoang châu Phi hung hãn hạ gục / Mức lương bổng lộc của Hoàng hậu, quý phi, phi tần và một số chức vụ trong cung là bao nhiêu?
Ngắm nhìn loài sinh vật đáng yêu như chim cánh cụt ì ạch chạy những bước chân nặng trĩu của mình trên tuyết luôn đem lại những phút giây thoải mái, dễ chịu nhất đối với tất cả chúng ta. Đối ngược với ngoại hình dữ dằn, có phần hung tợn của các loài động vật săn mồi đáng sợ, mẹ thiên nhiên đã tạo ra chim cánh cụt với tạo hình mũm mĩm, dễ thương dường như để cân bằng thế giới.
Chim cánh cụt chủ yếu sống ở Nam Cực, nơi có nhiệt độ âm độ C. Do không có lông vũ nên chim cánh cụt không thể bay lượn, nhưng bù lại chúng có khả năng bơi lội cực đỉnh và kỹ năng nhịn thở tới gần năm phút ở dưới nước giúp cho việc lặn sâu để tìm kiếm đủ loại thức ăn cho bản thân. Khỏi phải nói chim cánh cụt ăn nhiều như thế nào bởi ngoại hình "núng na núng nính" của nó đã nói lên tất cả.
Thông qua các bộ phim hoạt hình chúng ta có thể hình dung về một chú chim cánh cụt thân thiện và hài hước, mặc dù có những hạn chế về thể chất như chậm chạp và cục mịch khi ở trên bờ. Nhưng dù có được tô vẽ đẹp đẽ, thơ mộng đến thế nào đi chẳng nữa, chim cánh cụt vẫn phải tiếp tục cuộc sống thường nhật của mình, đôi diện với nguy cơ có thể trở thành bữa ăn của bất kỳ kẻ săn mồi nào trong tự nhiên.
Giống như trong đoạn clip dưới đây, chúng ta sẽ có cơ hội được chứng kiến một cuộc đối đầu thú vị giữa một đàn các con chim cánh cụt và một con hải âu petrel khổng lồ.
Clip nguồn BBC.
Cũng giống như những con chim hải âu khác, loài chim khổng lồ này ăn cá, các loài nhuyễn thể, mực, các bộ phận nội tạng bị bỏ đi từ xác cá từ các tàu, thuyền ở ven biển và ngoài khơi.
Mặc dù hải âu cũng được biết đến là hung dữ, nhưng so với hải âu petrel khổng lồ, điều đó không là gì.
Những con hải âu petrel khổng lồ sẵn sàng giết chết những con chim biển khác (thường là chim cánh cụt con vừa nở, chim cánh cụt trưởng thành nhưng bị bệnh, bị thương và cả những con non của các loài chim khác).
Theo đó, đàn chim cánh cụt đang trên đường đi di tản thì bất ngờ 1 con hải âu petrel to lớn, hung hãn lao tới.
Một chim cánh cụt anh lớn dũng cảm dám đứng lên bảo vệ những người anh em trước sự đe dọa của con hải âu petrel khổng lồ. |
Ngay từ giây phút chạm mặt đầu tiên, con hải âu đã túm và ghìm đầu 1 con cánh cụt xuống đất để phủ đầu. Tuy nhiên, con cánh cụt đã thoát ra khỏi gọng kìm của hải âu, sau đó tập trung các thành viên trong đàn cùng nhau đứng tựa lưng để tạo thành một vòng tròn kín kẽ, cố gắng chống chọi trước đòn tấn công dữ dội.
Tưởng chừng như cuộc chiến sẽ phải kéo dài rất nhiều thời gian thì bỗng nhiên một nhân vật bí ẩn - kẻ thay đổi trò chơi từ đâu ì ạch chạy đến.
Nó là một con chim cánh cụt nhưng thuộc loài Adélie. Đây là loài chim cánh cụt có thân hình bé nhất trong họ nhưng nổi tiếng và được biết đến là "đầu gấu" và "thiện chiến" nhất.
Khi đối mặt với các đối thủ tự nhiên lớn hơn mình rất nhiều như hải cẩu hay hải âu lớn, cánh cụt Adélie không hề sợ hãi mà sẵn sàng đấu tay đôi một cách sòng phẳng.
Khi nhìn thấy đồng loại bị bắt nạt, con Adélie không nề hà nguy hiểm mà phóng thẳng đến giải cứu. Con Adélie dũng cảm đứng hiên ngang chắn giữa đồng loại của mình và kẻ thù to lớn. Sau một hồi thăm dò, kẻ đi săn cảm thấy khó có cơ hội nên đành phải ngậm ngùi bỏ đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Ảnh minh họa.