Khám phá

Có bao nhiêu loài người tiền sử từng sống trên Trái Đất?

Loài Người chúng ta xưa kia không phải chỉ sống một mình. Thời đó có nhiều loài người. Khoảng 300.000 năm trước, loài người từng sống cùng với khoảng 8 loài khác mà đến nay đã tuyệt chủng.

Đề xuất thành lập Viện Nghiên cứu và phát triển vi mạch - bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh / Chủ tịch Tập đoàn GFS: “Thành lập Viện nghiên cứu trong doanh nghiệp tư nhân là xu thế tất yếu”

Đến khoảng 15.000 năm trước, chúng ta sống trong các hang hốc cùng với một loài người khác gọi là người Denisovan. Dấu vết hóa thạch cho thấy trước khi những loài người này xuất hiện, trên Trái Đất còn có nhiều loài người tiền sử hơn nữa.

Nhà sinh vật học tiến hóa Nick Longrich của Trường đại học Bath, Anh, cho biết hiện nay chỉ còn một loài người đang sống, nhưng trong lịch sử thì không phải như vậy. Khi xưa chúng ta không phải là loài gì đặc biệt cả, nhưng ngày nay thì chỉ còn lại có mình chúng ta.

Có bao nhiêu loài người tiền sử từng sống trên Trái Đất? - 1

Một chiếc sọ người Australopithecus (chi vượn người phương Nam).

Vậy đã từng có bao nhiêu loài người?

Khi cần xác định chính xác có bao nhiêu loài người đã từng tồn tại, mọi việc nhanh chóng trở thành phức tạp, đặc biệt là vì các nhà nghiên cứu liên tục phát hiện ra trong lòng đất những hóa thạch hoàn toàn khác biệt của những loài trước đây chưa từng được biết đến. "Con số này ngày càng tăng và cũng không thống nhất là bao nhiêu mà tùy vào chuyên gia mà bạn hỏi" - Nhà cổ sinh vật học John Steward của Trường đại học Bournemouth, Anh - cho biết. Một số nhà nghiên cứu cho rằng những loài được gọi là Người đứng thẳng (Homo erectus) thực ra là con cháu của một vài loài khác phối giống với nhau, trong đó có loài Homo georgicus Homo ergaster. "Còn tùy vào định nghĩa thế nào là một loài và mức độ bạn chấp nhận các biến thể trong một loài. Đây có thể là một đề tài tranh luận khá nhức nhối, bởi vì ai cũng muốn có một câu trả lời hài lòng, nhưng sự thật là còn tùy vào nhiều yếu tố."

Thế nào là một loài?

Định nghĩa của một loại thường rất đơn giản: Nếu hai cá thể kết hợp với nhau mà có thể sinh ra con, con đó cũng có khả năng sinh sản, thì hai cá thể đó được coi là cùng một loài. Ví dụ: một con ngựa có thể phối giống với một con lừa và sinh ra những con la, nhưng những con la này không thể phối giống với nhau để sinh sản tiếp ra đời sau; như vậy ngựa và lừa cho dù có đặc điểm sinh học tương tự nhau nhưng không phải cùng một loài.

Tuy vậy, trong vài chục năm gần đây, sự đơn giản đó đã nhường chỗ cho một cuộc tranh cãi khoa học phức tạp hơn về định nghĩa thế nào là một loài. Các ý kiến về định nghĩa giao phối khác loài chỉ ra rằng không phải tất cả sự sống đều sinh sản hữu tính, một số thực vật và vi khuẩn có thể sinh sản vô tính. Một số ý kiến khác lại cho rằng chúng ta nên định nghĩa loài bằng cách tập hợp các sinh vật có cùng đặc điểm giải phẫu, nhưng phương pháp này cũng lại có điểm yếu của nó. Rồi còn có thể có những biến đổi hình thái đáng kể giữa các giới và thậm chí giữa các cá thể của cùng một loài ở những vùng khác nhau trên thế giới, khiến cho việc phân loại sự sống trở thành một cách làm chủ quan.

 

Có bao nhiêu loài người tiền sử từng sống trên Trái Đất? - 2

Xương sọ của rất nhiều loài người khác nhau.

Một số nhà sinh vật học ủng hộ cách dùng DNA để làm đường phân biệt các loài với nhau, và nhờ có công nghệ hiện đại, họ có thể làm như vậy với độ chính xác ngày càng cao. Nhưng chúng ta không có đầy đủ DNA của tất cả các loài người cổ đại, ví dụ như bộ gen của Người đứng thẳng (Homo erectus) chưa bao giờ được giải mã.

Thậm chí việc xác định này còn khó khăn hơn nhiều khi bạn biết rằng có 2% DNA người châu Âu là thừa hưởng từ người Neanderthal và tới 6% DNA của một số người Melanesia (người bản địa sống ở các đảo phía Bắc nước Úc ở châu Đại Dương) thừa hưởng từ người Denisovan. Như vậy, chúng ta có phải là một loài khác hẳn so với tổ tiên của chúng ta không? "Một số người có thể nói với bạn rằng người Neanderthal cùng loài với chúng ta. Họ chỉ khác một chút với người hiện đại và việc có sự giao phối giữa hai loài này chính là bằng chứng. Nhưng lại một lần nữa định nghĩa về loài đã thay đổi, không chỉ gói gọn trong việc giao phối khác loài." - nhà cổ sinh vật học Steward cho biết.

Sau khi xem xét tất cả những ý kiến trên, một số chuyên gia cho rằng khái niệm một loài không thực sự tồn tại. Nhưng các chuyên gia khác lại cho rằng mặc dù định nghĩa cứng nhắc về một loài rất khó để áp dụng nhưng vẫn cần có một định nghĩa như vậy để chúng ta có thể nói về sự tiến hóa, kể cả sự tiến hóa của chính loài người chúng ta, theo một cách có ý nghĩa.

Như vậy rất khó để nói được có bao nhiêu loài người, khi mà mỗi người lại có quan điểm riêng về định nghĩa loài. Một câu hỏi nữa là cái gì tạo nên một con người. Để trả lời câu hỏi này, có lẽ chúng ta cần hiểu về từ "người" (hominin), một từ bao hàm một nhóm gồm có người và tinh tinh có chung tổ tiên xa xưa.

 

Theo nhà cổ sinh vật học Steward, tinh tinh và chúng ta tiến hóa từ cùng một tổ tiên. Nếu chúng ta khẳng định rằng người là tất cả những gì sinh ra sau khi chúng ta và tinh tinh chia tách vào khoảng 6 triệu đến 7 triệu năm trước, thì có vẻ như người sẽ là một nhóm rất đa dạng. Các nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Smithsonian, Mỹ, đã liệt kê ra ít nhất 21 loài người được hầu hết các nhà khoa học công nhận. Đây chưa phải là một danh sách đầy đủ, vì ít nhất trong đó chưa có người Denisovan.

Trong danh sách đó có Homo sapien, Neanderthal, Homo erectus và Homo naledi. Ngoài ra, danh sách này còn có các loài khác sống gần hơn với thời kỳ tổ tiên chung của người và tinh tinh, và như vậy có vẻ như họ trông giống với tinh tinh hơn là với người hiện đại. Bất chấp ngoại hình của họ trông giống tinh tinh, những loài này vẫn được coi là người tiền sử. "Bạn không thể đi ngược về 5 triệu năm trước mà thấy họ vẫn giống chúng ta ngày nay được." - ông Steward nói.

Nếu các nhà khoa học ở Viện Smithsonian cho rằng có 21 loài người, thì bạn có thể chắc chắn rằng sự đa dạng này có lớn hơn nữa. Đó là vì danh sách của họ vẫn sơ xuất ở khía cạnh thận trọng, họ mới chỉ chọn những loài gần với những loài được cả thế giới công nhận. Ví dụ: loài người lùn Homo luzonensis mới được phát hiện gần đây qua một vài chiếc xương tìm thấy trong một cái hang ở Indonesia, vẫn chưa có tên trong danh sách của Smithsonian. Các nhà khoa học cũng nghi ngờ rằng có nhiều loài khác vẫn còn dấu vết hóa thành mà chưa được phát hiện ra.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm