Khám phá

Có câu 'tam thê tứ thiếp', nam nhân thời xưa thực sự một lần cưới 3 vợ, 4 thiếp?

Phải chăng các nam nhân thời xưa đều cưới tới 3 bà vợ và 4 người thiếp?

Các hoàng hậu và phi tần thời xưa cung phụng hoàng đế như thế nào trong chuyện 'giường chiếu'? Sự khác biệt rất lớn / Các vị hoàng đế thời xưa sống ngắn ngủi, tại sao Càn Long lại sống lâu nhất? Bác sĩ giải mã: 5 phương pháp giữ gìn sức khỏe đáng học hỏi

Ở thời phong kiến xưa, xã hội Trung Quốc thường dùng câu nói “nam nhân tam thê tứ thiếp” khi nói về những người đàn ông giàu có, nhiều vợ. Thực tế, câu nói này xuất hiện từ thời nhà Minh do Lý Ngư khi sáng tác tác phẩm “Phong tranh ngộ” đề cập tới. Sau đó nó mới được lan truyền rộng rãi. Vậy “tam thê” ở đây là những ai?

"Tam thê" ở đây ý chỉ đích thê, thiên thê và hạ thê. Đích thê nghĩa là vợ cả, người vợ này là thật sự có danh có phận, dùng kiệu lớn 8 người khiêng rước về nhà, danh chính ngôn thuận được gả vào cửa nhà người đàn ông. Còn hai vị thiên thê và hạ thê kia thực chất đều là vợ 2, vợ 3, hữu danh vô thực, có danh nhưng không có phận.

Nam nhân thời xưa thực sự phải lấy tam thê tứ thiếp không? (Ảnh: Sohu)

Nam nhân thời xưa thực sự phải lấy tam thê tứ thiếp không? (Ảnh: Sohu)

Ở thời xưa, người đàn ông nhất định phải có người vợ cả. Người này địa vị cao nhất trong những người vợ, được hưởng quyền lợi và được bảo vệ quyền lợi của mình. Người đàn ông muốn nạp thêm tiểu thiếp vào nhà nhất định phải thông qua ý kiến của vợ cả. Như vậy “tam thê” là ý chỉ 3 người vợ, còn “tứ thiếp” thì sao?

Vào thời Xuân Thu (từ năm 772-481 TCN), những người con gái gia cảnh giàu có gả vào nhà chồng đều sẽ mang theo bên mình hai nha hoàn cũng như của hồi môn. Những nha hoàn hồi môn này thực tế chính là người sẽ thay thế tiểu thư của mình chăm sóc chồng nếu tiểu thư không tiện, cũng chính là thiếp của chồng.

Người xưa cho rằng tam thê tứ thiếp ý chỉ một nam nhân nhiều vợ. (Ảnh: Sohu)

Người xưa cho rằng tam thê tứ thiếp ý chỉ một nam nhân nhiều vợ. (Ảnh: Sohu)

Ngoài ra, những người đàn ông có thể dùng tiền mua một nữ nhi xuất thân từ gia đình nghèo khó, hoặc chuộc mỹ nữ lầu xanh về làm thiếp. Những người này cũng được gọi là thiếp nhưng địa vị thấp hơn nhiều so với các những thê thiếp khác.

 

Từ đây, có thể thấy, “tam thê tứ thiếp” không phải nói tới việc người đàn ông thời xưa một lần cưới 3 vợ và 4 người thiếp. Đây chỉ là câu nói để hình dung cho việc đàn ông ngày xưa có thể cưới nhiều thê thiếp, nhiều vợ lớn vợ bé.

Tuy nhiên qua đây, ta cũng thấy thực tại là ở thời phong kiến, đàn ông có thể lấy nhiều vợ còn người phụ nữ chỉ có thể có một chồng. Số phận của người phụ nữ xưa thật đáng thương khi họ luôn phải phụ thuộc vào đàn ông, bị coi như là công cụ sinh con đẻ cái và không phản kháng các quy tắc bất công của xã hội.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm