Cố đô đầu tiên của Việt Nam: Có từ thời ông nội vua Hùng, xuất hiện trước cả Hà Nội và Huế
6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh: Nguyễn Trãi là người đầu tiên; chỉ có 1 người phụ nữ / 72 giếng cổ trong Tử Cấm Thành có thể chứa vô số báu vật, vậy tại sao hơn 600 năm qua không ai dám đụng? Ớn lạnh trước nguyên nhân
Theo truyền thuyết, sau khi lên ngôi, vua Kinh Dương Vương đã thân chinh dẫn quân về phương Nam để tìm kiếm vùng đất thích hợp dựng đô. Khi đến xứ Nghệ, ngài bắt gặp một dãy núi hùng vĩ với 99 ngọn sừng sững như bức tường thành thiên nhiên. Vùng đất này xưa gọi là Cựu Đô, về sau được biết đến với cái tên Ngàn Hống, chính là núi Hồng Lĩnh ngày nay.

Thấy nơi đây có địa thế tuyệt vời, vừa giáp biển, vừa có sông núi bao bọc, đất đai màu mỡ, vua Kinh Dương Vương quyết định chọn làm kinh đô, đặt tên nước là Xích Quỷ. Chính tại vùng đất này, ngài kết hôn với Thần Long và sinh ra Lạc Long Quân, người sau này kế vị và trở thành Hùng Hiền Vương. Vì thế, có thể nói Ngàn Hống là chứng nhân cho buổi đầu dựng nước của dân tộc ta.
Một ngày nọ, khi vua đang du ngoạn trên sông Thanh Long (nay là sông Lam), ngài nhìn thấy đàn phượng hoàng 100 con bay đến tìm chỗ đậu trên núi Hồng Lĩnh. Nhưng vì núi chỉ có 99 ngọn, chim đầu đàn không tìm được chỗ đáp nên đành cất cánh bay đi, kéo theo cả đàn. Kinh Dương Vương coi đây là điềm báo, nên quyết định dời đô ra vùng châu thổ sông Hồng, chọn Phong Châu (Phú Thọ ngày nay) làm trung tâm.

Lại nói về núi Hồng Lĩnh, còn được gọi là Ngàn Hống, là một trong những dãy núi nổi tiếng bậc nhất xứ Nghệ. Dưới triều Nguyễn, hình ảnh của nó được khắc lên Anh đỉnh – một trong Cửu đỉnh đặt tại Hoàng thành Huế. Dãy núi này trải dài khoảng 30km, rộng 15km, thuộc địa phận ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ.
Một truyền thuyết khác kể rằng, ông Đùng (một người khổng lồ) đã thu thập các ngọn núi nhỏ ven sông Lam, sông La rồi xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Tuy nhiên, khi sắp hoàn tất ngọn núi thứ 100, ông vô tình làm rơi xuống bờ bắc sông Lam, tạo thành rú Rum. Ông Đùng cũng được cho là người đã dạy dân các làng Minh Lương, Vân Chàng nghề luyện kim và rèn đúc.

Dù truyền thuyết nói rằng Hồng Lĩnh có 99 ngọn núi, nhưng theo khảo sát hiện đại, con số thực tế chỉ khoảng 60. V bề dày lịch sử và những câu chuyện kỳ bí, dãy núi này vẫn là một biểu tượng thiêng liêng của xứ Nghệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sự thật gây sốc về bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh 'khóc ra máu' được tiết lộ sau hơn 8 năm
'Thế giới ngầm' đã được các nhà khoa học phát hiện, một năm ở đó tương đương với 246 năm trên Trái đất!
50 con muỗi cái chết ngay lập tức sau màn giao phối với muỗi đực, một thí nghiệm hứa hẹn xóa sổ mọi loài côn trùng gây hại trên hành tinh
Loài động vật duy nhất thích ăn xương hơn thịt: Đó là loài nào?
Kỳ thú "vương quốc rắn" Đồng Tâm
Rujm el-Hiri: "Bánh xe ma quái" đã tự xoay 40 mét kể từ khi nó được xây dựng cách đây 5.000 năm