Cô gái chắt chiu 3 tháng để mua ngọc cổ tặng bà nội, chuyên gia thẩm định liền khuyên: Mau chôn nó xuống đất!
Chùm ảnh trải nghiệm nằm võng, ăn trưa lơ lửng giữa ngọn thác kỳ vĩ tại Brazil / Vì sao các thái giám đã tịnh thân nhưng vẫn lấy vợ, nạp thiếp?
Cô gái họ Hàn đến từ Sơn Tây (Trung Quốc), là một chuyên viên trang điểm, đã xuất hiện tại trường quay chương trình thẩm định cổ vật nổi tiếng. Trên khán đài, cầm một miếng ngọc trên tay, cô giải thích rằng bản thân mua món đồ này để làm quà cho bà nội.
Bà nội của Hàn trước đây có một miếng ngọc cổ, sau đó không cẩn thận bị mất, đến nay vẫn không nỡ mua một cái mới. Hàn muốn bù đắp cho bà nội và giúp bà vui vẻ, nên đã làm việc chăm chỉ, sống tiết kiệm suốt ba tháng liền, sau đó dành ra số tiền 8.000 NDT (hơn 26 triệu đồng), mua một miếng ngọc cổ tặng bà nội.
Đáng tiếc, tình trạng sức khỏe của bà nội Hàn không tốt lắm, còn chưa nhận được quà của cháu gái thì đã qua đời. Khán giả nghe đến đây không khỏi bày tỏ sự tiếc nuối và đồng cảm với cô gái đã dành tình cảm to lớn cho bà nội.
Người dẫn chương trình an ủi vài câu, hỏi Hàn rằng:“Nếu là quà tặng dành cho bà nội, tại sao còn mang đến chương trình thẩm định làm gì?”.
Hàn giải thích trước đây cô đã nhìn thấy một miếng ngọc cổ tương tự trên mạng, định giá cũng rất cao. Cô cảm thấy ngọc cổ của mình cũng không kém là bao, có thể đáng giá không ít.
Hàn cũng cho biết, trước đây khi mua ngọc cổ, chủ cửa hàng từng nói với cô rằng miếng ngọc cổ này là bảo vật của nhà Hán, có đầy đủ tiềm năng để sở hữu mức giá cao. Hàn không biết nhiều về ngọc cổ, nhưng vẫn sẵn sàng chi tiền để mua, chủ yếu là vì cảm thấy nó đẹp và rất cuốn hút. Lần này đến tìm chuyên gia thẩm định, cô muốn biết giá trị thật sự của nó.
Sau đó, người dẫn chương trình yêu cầu Hàn đưa ra mức giá dự kiến, và sau một hồi do dự, cô đã nói ra con số là 20.000 NDT (hơn 65 triệu đồng).
Ngay sau đó, Hàn được người dẫn chương trình hướng dẫn mang ngọc cổ đến trước mặt chuyên gia, để họ tiến hành thẩm định. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, các chuyên gia giải thích rằng ngọc cổ của Hàn trông giống như chiếc vòng hình rồng thời Tây Hán.
Văn hóa ngọc cổ của Trung Quốc được chia thành 2 giai đoạn, một là thời kỳ văn hóa thần bí, một là thời kỳ văn hóa thế tục, ý chỉ họa tiết trên ngọc mang biểu tượng thần bí (giai đoạn trước) và cuộc sống đời thường (giai đoạn sau). Với sự phát triển không ngừng của thời đại, hình dạng của ngọc cổ ngày càng nhiều, giá trị khác nhau, có thể nói là “con số trên trời”.
Một số thương nhân làm số lượng lớn hàng giả để có được nhiều lợi nhuận hơn. Tình trạng này khiến không ít người “sụp phải hố”, chi tiền lớn chỉ để mua về hàng giả. Thật đáng tiếc, ngọc cổ của Hàn cũng là một món đồ giả.
Nguyên mẫu của nó là vật được khai quật ở khu vực Quảng Lăng, Dương Châu, cả Trung Quốc chỉ có một, những nơi khác đều không có. Giá trị của hàng thật rất lớn, 8.000 NDT căn bản không thể mua được.
Đồng thời, chuyên gia còn giải thích thêm: Ngọc cổ chân chính, chưa nói về chất ngọc, ngay cả gia công điêu khắc cũng phải yêu cầu sự tinh xảo cao. Trong khi đó, ngọc của Hàn tương đối thô ráp. Người có kinh nghiệm phong phú, vừa nhìn đã biết nó không phải là đồ cổ văn vật chân chính.
Quan trọng hơn là, người xưa có yêu cầu khắt khe trong sự phối màu trên chất ngọc, thường dùng kỹ thuật rất phức tạp để chế tạo. Trên ngọc của Hàn mặc dù cũng có trộn màu, lẫn màu, nhưng nhìn không tự nhiên, rất giống như dùng axit.
Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy miếng ngọc của Hàn là một sản phẩm có giá trị không quá cao. Sau khi biết được kết quả, Hàn có chút thất vọng, khán giả tại hiện trường cũng cảm thấy tiếc nuối cho cô.
Các chuyên gia đặc biệt khuyên rằng nếu Hàn có ý định giữ lại ngọc này, thì tốt nhất là cho nó vào nước sôi và rửa sạch chất axit còn sót lại trên bề mặt. Nếu không muốn tiếp tục giữ lại sưu tầm thì nên chôn nó, xem như vật trở về với đất thuộc về bà nội cô.
- Video: Những bức ảnh bí ẩn nhất thế giới, tới nay vẫn chưa có lời giải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo