Khám phá

Cơ nghiệp Tư Mã Ý dày công xây dựng đã bị phá hủy bởi vị Hoàng đế ngu đần này

Tư Mã Ý, các con trai và cháu nội của ông đã hao tổn biết bao tâm trí để lập nên nhà Tấn (Tây Tấn) hùng mạnh, nhà nước Trung Hoa thống nhất đầu tiên sau thời Tam Quốc. Nhưng di sản của họ đã bị phá hủy bởi vị Vua thiểu năng trí tuệ này….

Vì sao Tào Tháo nhìn thấy tướng mạo phản trắc của Tư Mã Ý nhưng vẫn không dám trừ khử? / 5 câu nói kinh điển của Tư Mã Ý, nếu biết tận dụng sẽ có lợi cả đời

Cuộc chiến giữa ba tập đoàn Tào Ngụy – Thục Hán – Đông Ngô là một trong những chương đặc biệt nhất lịch sử Trung Quốc, gọi là thời Tam Quốc. Và thời Tam Quốc kết thúc, sau khi dòng họ Tư Mã soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tây Tấn, thống nhất Trung Hoa.

Tư Mã Ý kinh bang tế thế là vậy nhưng đời chắt ông lại là một Hoàng đế thiểu năng trí tuệ

Tư Mã Ý kinh bang tế thế là vậy nhưng đời chắt ông lại là một Hoàng đế thiểu năng trí tuệ

Những nhân vật kiệt xuất nhà Tư Mã

Những nhân vật kiệt xuất và quan trọng nhất của dòng họ Tư Mã là Tư Mã Ý, Tư Mã Chiêu và Tư Mã Viêm. Tư Mã Ý, là nhà chính trị, quân sự phục vụ dưới trướng 3 đời Tào Tháo, Tào Phi và Tào Duệ, ông góp công lớn bảo vệ được nhà Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng, được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất thủ thành” thời Tam Quốc.

Sau một thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, Tư Mã Ý đã thực hiện một cuộc lật đổ ngoạn mục năm 249, nắm trọn chính quyền trung ương Tào Ngụy. Sau khi Tư Mã Ý chết, hai con trai của ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu thừa kế quyền lực từ cha, tạo tiền đề cho cháu nội Ý, con trai trưởng của Chiêu là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn.

Tư Mã Viêm, tức Tấn Vũ Đế, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tấn, trị vị tổng cộng 24 năm (266-290), là một trong những vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc, Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất sau hơn 100 năm nội chiến thời kì Tam Quốc.

 

Cơ nghiệp Tư Mã Ý dày công xây dựng đã bị phá hủy bởi vị Hoàng đế ngu đần này
Tư Mã Ý và con trai thứ hai Tư Mã Chiêu, những nhà quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc

Dù bị coi là 1 trong những vị vua hoang phí và dâm dục bậc nhất lịch sử với hậu cung hơn 1 vạn mỹ nữ, phải dùng tới cả chiêu “dương xe vọng hạnh” để chọn phi tần “lâm hạnh” nhưng không thể phủ nhận Tấn Vũ Đế là người có tư chất thông minh, tài trị quốc đáng nể. Tấn Vũ Đế cai trị đất nước theo nguyên tắc ''vô vi'', khoan thư sức dân, phát triển sản xuất, nhờ vậy khiến kinh tế phát triển thịnh vượng.

Tóm lại 3 đời từ Tư Mã Ý, các con trai Sư và Chiêu đến đời cháu Tư Mã Viêm đều là những nhân vật kiệt xuất kinh bang tế thế, mưu trí hơn người. Tuy nhiên, ông Trời không cho ai tất cả. Dòng dõi Tư Mã, tính từ đời Ý chỉ thịnh được 3 đời. Đến đời thứ tư, tức đời con của Viêm thì suy thoái trầm trọng, dẫn tới kết cục nhà Tấn diệt vong.

Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm có 2 hoàng hậu cùng mang họ Dương. Bà thứ nhất là Dương Diễm, bà thứ hai là Dương Chỉ. Tư Mã Trung là con thứ hai của Vũ Đế với Dương Diễm. Hoàng hậu Dương Diễm sinh được 3 người con trai, người con cả mất sớm khi còn nhỏ nên Tư Mã Trung trở thành con lớn nhất của Tấn Vũ đế. Năm 267, Tư Mã Trung được Tấn Vũ Đế lập làm thái tử, khi đó ông mới 9 tuổi.

Tấn Huệ đế Tư Mã Trung – Vị vua ngu đần

Tư Mã Trung trí tuệ kém phát triển, không có năng lực như người bình thường. Theo đánh giá của các sử gia đời sau là người ngu ngốc, ngây dại. Sau khi diệt được Đông Ngô, thống nhất Trung Hoa, Tấn Vũ đế sa vào hưởng lạc, ít chú ý đến triều chính. Thấy Tư Mã Trung trí tuệ kém, Vũ đế cũng có lo ngại về người kế vị, bèn làm phép thử.

 

Vũ Đế giao cho Trung phê thử một tập tấu sớ của các quan. Vợ Trung, là Giả phi Nam Phong bèn sai người làm hộ, lại khéo léo dùng lối văn chân phương nông cạn để diễn đạt. Tư Mã Trung cứ thế theo bài mẫu chép lại và mang nộp cho vua cha. Tấn Vũ đế cho rằng Trung cũng ít nhiều có hiểu biết nên tạm gác việc thay thái tử.

Cơ nghiệp Tư Mã Ý dày công xây dựng đã bị phá hủy bởi vị Hoàng đế ngu đần này
Tư Mã Viêm, cháu nội Tư Mã Ý, tức Tấn Vũ đế dù hoang dâm nhưng cũng là người có tài trị quốc

Con cả của Trung, với tài nhân Tạ Cửu là Tư Mã Duật, thì ngược hẳn cha, từ nhỏ đã tỏ ra là người thông minh lanh lợi, khiến ông nội Tấn Vũ Đế rất yêu quý. Đại thần Vệ Quán nhiều lần khuyên Tấn Vũ đế nên thay ngôi thái tử. Vũ đế cho rằng tuy con dốt nhưng cháu giỏi thì sau này có thể giúp con và hy vọng Duật sẽ trở thành minh quân nhà Tấn. Các sử gia Trung Quốc cho rằng tính toán này của Vũ Đế thiếu sáng suốt vì Duật không phải là con ruột của Giả phi Nam Phong nên không có gì bảo đảm cho tương lai của Duật có thể được kế vị.

Năm 290, Tấn Vũ Đế mất, Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Giả phi được làm hoàng hậu. Giả hậu thấy Huệ Đế ngây ngô, muốn đoạt quyền hành. Việc chuyên quyền của Giả hậu, kích động các vương thất tranh quyền giết hại lẫn nhau đã khởi đầu cho sự kiện “Loạn bát vương”. Giả hoàng hậu thường bắt con trai ngoài kinh thành vào cung để tư thông, việc đồn cả ra ngoài nhưng Huệ Đế không hay biết.

Giả hậu không có con trai mà Tư Mã Duật đã lớn nên luôn nghĩ mưu hại thái tử. Tháng 12 năm 299, Giả hậu sai người dụ thái tử uống rượu say rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say nên cứ thế chép lại nội dung do Giả hậu soạn sẵn. Giả hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử. Huệ Đế nghe theo, bèn phế Tư Mã Duật làm thứ dân, bất chấp những lời can ngăn của cận thần. Duật sau đó uất ức sinh bệnh mà chết ở thành Kim Dung.

Tính ra, trong suốt 16 năm làm hoàng đế (301-307), Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung không bao giờ có quyền lực riêng cho mình mà luôn là con rối bị kiểm soát bởi các nhiếp chính, từ Dương Tuấn, Tư Mã Lượng-Vệ Quán, Giả Hoàng hậu, Tư Mã Luân, Tư Mã Quỳnh, Tư Mã Nghệ, Tư Mã Dĩnh, Tư Mã Ngưng rồi Tư Mã Việt.

 

Cơ nghiệp Tư Mã Ý dày công xây dựng đã bị phá hủy bởi vị Hoàng đế ngu đần này
Nhưng Tư Mã Trung, nối ngôi Tấn Vũ Đế lại là vị vua thiểu năng trí tuệ

Con đường diệt vong của triều đại Tây Tấn

Tháng 1 năm 307, Tấn Huệ Đế bị Tư Mã Việt đầu độc giết chết. Năm đó ông 48 tuổi. Tư Mã Việt lập hoàng thái đệ Tư Mã Xí – con thứ 25 của Tấn Vũ Đế - lên ngôi, lấy hiệu Tấn Hoài Đế. Kết thúc giai đoạn “Loạn bát vương” nhưng nhà Tấn phải đối phó với những cuộc nổi dậy của các ngoại tộc người Hồ - gọi là Loạn ngũ Hồ.

Năm 313, Tấn Hoài Đế bị giết ở Bình Dương. Tư Mã Nghiệp lên ngôi, tức Tấn Mẫn Đế (313-316). Tháng 8 năm 316, Lưu Diệu (người sau này là Hoàng đế thứ năm của nước Hán Triệu) tấn công Trường An. Thành bị vây chặt, mất nước, đường lương thực bị chặn, người trong thành thậm chí giết nhau để lấy thịt ăn. Cùng đường,Tấn Mẫn Đế đành chọn cách "nhẫn nhục ra hàng, để cứu sĩ dân".

Ngày 11 tháng 12 năm đó, Mẫn Đế mang ngọc tỷ truyền quốc ra hàng, bị giải về Bình Dương, phong làm Hoài An Hầu. Nhà Tây Tấn tồn tại được 52 năm, qua cả thảy bốn đời vua, chính thức diệt vong!

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm