Khám phá

Có thể bạn chưa biết: Những quả bom đầu tiên đã được ra đời như thế nào?

Lựu đạn/bom là 1 trong những loại vũ khí sát thương nổi tiếng nhất trong chiến tranh, nhưng liệu có phải ai cũng biết về lịch sử, nguồn gốc của thứ vũ khí này.

Như các bạn đã biết, lựu đạn/bom là 1 trong những loại vũ khí sát thương nổi tiếng nhất trong chiến tranh và ngay cả trong những tựa game về đề tài sinh tồn, bắn súng. Nhưng, liệu các bạn đã biết về lịch sử, nguồn gốc của thứ vũ khí này chưa?

Đầu tiên, chúng ta phải nói về thuốc súng trước. Tại sao lại như vậy? Bởi ở thời kỳ đầu, loại hỗn hợp lưu huỳnh, than và kali nitrat này chính là thành phần quan trọng nhất để tạo ra 1 quả bom đó.

Thuốc súng là 1 chất dễ cháy cực mạnh

Mặc dù sinh ra là 1 vũ khí quân sự, nhưng nó lại được tạo ra nhờ mục đích nhảm nhí vô cùng: chế tạo ra 1 loại thuốc trường sinh bất lão. Cuối cùng thì lại chẳng có thuốc bất tử gì cả, mà chỉ còn lại thứ vũ khí dễ cháy nguy hiểm này thôi.

Thuốc súng vốn được tạo ra để... tạo ra thuốc trường sinh

Tuy nhiên: "Bản thân thuốc súng nếu đứng 1 mình thì không phải là một thứ vũ khí nổ đùng đùng đúng nghĩa" - nghe thì hơi vô lý, nhưng thật sự khá là thuyết phục. Bởi khi chúng được đốt, chúng cũng chỉ bốc cháy nhanh chóng mà không gây ra vụ nổ nào hết. Về mặt cơ bản, bom mà chỉ có thuốc súng thì vốn không phải là bom.

Khi hồi đầu được sử dụng trong quân sự, thuốc súng được dùng theo 1 vài cách đơn giản như chế tạo "hỏa tiễn", "hỏa hổ" và "hỏa pháo". Hỏa tiễn ở đây là "cung xạ hỏa thạch lựu tiễn", tức "cung bắn ra mũi tên mang quả thạch lựu có lửa", còn hỏa hổ là 1 loại "súng phun lửa thời đầu". Hỏa pháo là hình thức đem thuốc nổ gói lại, châm ngòi, rồi quẳng thẳng sang trận địa của địch bằng máy bắn đá.

"Cung xạ hỏa thạch lựu tiễn" thời cổ

Mà nếu thế vẫn chưa đủ sát thương lắm thì, chúng ta ít ra cũng sẽ có bom.

Theo lịch sử ghi lại, thì những nhà hóa học thời kỳ nhà Tấn đã phát hiện ra rằng, nếu thuốc súng được nhồi chặt vào 1 bao đựng bằng kim loại kín, nó có khả năng tạo ra "một tiếng sấm kinh thiên động địa", đủ khiến địch thủ tan thành khói bụi. Và đó chính là tiền thân của bom đạn ngày nay, khi đến năm 1231 Sau Công Nguyên thì nhà Tống đã thành công trong việc chế tạo những thứ này.

"Vũ khí bí mật" của vua Quang Trung chính là loại bom dựa theo nguyên lý này.

Vào năm 1232, quân Kim tiến đánh nước Tống, bao vây Khai Phong Phủ. Để phản công, quân Tống liền bắn ra những cái bình sắt chứa đầy thuốc nổ, gọi là "chân thiên lôi" (sấm động) mà phá vây, đẩy lùi quân địch. Về sau này, cả quân Kim lẫn quân Nguyên đều sử dụng kĩ thuật này.

Vào khoảng thế kỷ 17, nhà quân sự Đào Duy Từ đã chế tạo những thứ vũ khí tương tự gọi là "Hỏa Cầu Lưu Hoàng" trong chiến tranh Tây Sơn - Trịnh. Đó là 1 loại cầu to cỡ quả bưởi làm bằng kim loại rỗng ruột hoặc bằng giấy quết nhựa bên ngoài, có tay cầm, bên trong nhồi thuốc nổ, chất cháy, mảnh gang, sắt vụn và những quả cầu con để tạo hiệu ứng nổ dây chuyển.

Hỏa cầu lưu hoàng.

Một điểm yếu khá lớn của loại lựu đạn đó là khá nặng, và 1 khi bạn lỡ tay làm rơi chúng hoặc ném quá nhẹ thì bạn sẽ có nguy cơ đi trước địch luôn. Ngay cả việc vua Quang Trung sử dụng hình thức ném bom từ trên lưng voi xuống thì cũng nguy hiểm lắm chứ.

May mắn làm sao, vào khoảng thế kỷ 13, "máy lăng đá trọng lực" đã được nhập khẩu vào Trung Quốc dưới những cái tên là sảo pháo, hồi hồi pháo hay Tây Vực pháo. Vậy là bỗng chốc quân đội nhà Kim có khả năng bắn nổ nhà cửa của quân địch từ 1 khoảng cách rất xa. Họ cũng nhồi thêm cả đạn ghém vào thuốc độc vào bom để làm cho sức sát thương tăng lên gấp bội.

Chiến thuật "cưỡi voi ném bom"của vua Quang Trung

Nhìn chung, những vũ khí này trong quá khứ đã từng trở thành cơn ác mộng trong chiến tranh, có thể đảo ngược cả thế trận và gây hoang mang cho kẻ địch. Cho đến ngày nay, chúng vẫn luôn được cải tiến và có vẻ như địa vị trên chiến trường của chúng không hề có dấu hiệu đi xuống.

Theo PV/Trí thức trẻ

loading...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo