Khám phá

Có thể bạn chưa biết: Quạ có khả năng nhớ mặt người để báo thù, răng báo đốm sắc nhọn có thể cắn xuyên mai rùa

Quạ 'nhớ lâu thù dai', răng báo đốm sắc nhọn có thể cắn xuyên mai rùa ... là những sự thật đáng kinh ngạc mà ngay cả nhiều nhà động vật học cũng chưa biết đến.

Có thể bạn chưa biết: Những chú sóc bản chất là các siêu anh hùng trong tự nhiên / CLIP: Bí ẩn về 5 con số xui xẻo bậc nhất thế giới có thể bạn chưa biết

Thế giới tự nhiên vô cùng phong phú, rộng lớn. Mỗi loài mang trong mình đặc điểm riêng biệt và trên thực tế chúng ra chưa chắc nắm hết được. Nhiều điểm thú vị của mỗi loài mà ngay cả nhà động vật học cũng chưa chắc biết đến.

Quạ và chim bồ câu có thể nhớ chính xác khuôn mặt người gây hại cho nó và gia đình. Chúng nhớ rõ khuôn mặt chứ không chỉ vì màu sắc quần áo, phụ kiện của người gây hại.

Chính vì thế, bạn đôi khi vẫn nghe về những câu chuyện quạ trả thù người là như vậy.

Tờ Bright Side công bố những sự thật bất ngờ về thế giới động vật có thể bạn chưa biết:

Quạ và chim bồ câu có thể nhớ chính xác khuôn mặt người

Quạ có khả năng nhớ mặt người để báo thù

Chim bồ câu hay quạ đều có thể nhận ra người và nhớ khuôn mặt của họ, nhất là với những ai gây hại cho chúng. Những con chim này thường thể hiện sự phẫn nộ và tức giận đối với những người hung hăng, tấn công chúng.

Bò nguy hiểm hơn cá mập

Bò giết nhiều người hơn cá mập. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và dữ liệu tấn công cá mập quốc tế, từ năm 2001 đến 2013, bò là thủ phạm gây ra cái chết cho 60 người ở Mỹ, trong khi mỗi năm, cá mập chỉ gây ra một vụ chết người. Có lẽ chúng ta nên cảnh giác với bò hơn đó.

Răng nanh báo đốm có thể cắn xuyên qua mai rùa

Nói về lực cắn của răng, báo đốm đứng vị trí thứ 3 trong số các động vật có vú (sư tử và hổ chiếm vị trí thứ 1 và 2). Răng của chúng rất dài và hàm của chúng khỏe, thậm chí chúng có thể cắn xuyên qua mai rùa hoặc hộp sọ của bò.

Axolotls có khả năng tự chữa lành

Axolotls là một loại kỳ giông nổi tiếng với khả năng tự chữa lành vết thương, tự tái tạo lại gần như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Khi mấy mất chân thì mọc lạ chân, tương tự với tay, đuôi đến các bộ phận của tim và não.Nhưng việc tái tạo các bộ phận cơ thể của họ không phải là điều đáng ngạc nhiên nhất.

Tất cả các cơ quan trong cơ thể của chúng, bao gồm cả mắt, có thể được cấy ghép từ axolotl này sang axolotl khác mà không bị hệ thống miễn dịch của sinh vật nhận từ chối. Vào năm 1968, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng họ có thể ghép cả đầu từ axolotl này sang axolotl khác mà vẫn hoạt động tốt.

Bọ cánh cứng đi theo sự hướng dẫn của Dải Ngân hà

Bọ cánh cứng sống ở châu Phi sẽ nhìn lên bầu trời khi đi trên mặt đất và đi theo sự chỉ dẫn của Dải Ngân hà.Dù vậy, nếu chẳng may đi lạc xa nhà thì chúng vẫn có thể đi đúng hướng để trở về. Nhưng khi đưa chúng vào căn phòng kín, chúng khó di chuyển đúng hướng, rất hỗn loạn và thậm chí chỉ đi vòng tròn.

Voi có thể nhận ra mình trong gương

 

Voi có thể nhận ra mình trong gương. Điều này cho thấy chúng có một mức độ tự nhận thức nhất định tương tự như hai loài vật thông minh là khỉ và cá heo từng thể hiện.

Chỉ cần băng dính có thể giữ chặt miệng cá sấu

Bạn từng chứng kiến cơ hàm khỏe mạnh của cá sấu khi tấn công con mồi lớn. Nhưng các cơ chịu trách nhiệm mở miệng của chúng thì hoàn toàn ngược lại, yếu đến mức chỉ cần băng dính hay miếng vải co giãn là bạn có thể giữ chặt miệng của chúng.

Bạn nên chớp mắt thường xuyên hơn khi nhìn vào một con mèo

Hành động chớp mắt của bạn sẽ chỉ ra cho mèo thấy rằng bạn không hề nguy hiểm và mèo có thể tin tưởng bạn. Thậm chí chớp mắt chậm sẽ tốt hơn nhiều.

Hươu cao cổ sử dụng giao tiếp bằng tần số siêu âm

Bạn có biết hươu cao cổ có thể kêu tiếng nhỏ, meo, ho, moo, gầm, khịt mũi, huýt sáo, càu nhàu và ngáy... Và chúng có thể nói chuyện với nhau bằng tần số siêu âm mà tai người không thể nghe được.

Các nhà nghiên cứu đã giải mã một số âm thanh. Ví dụ, khi con đực muốn thể hiện tình cảm với con cái, chúng sẽ rên rỉ, càu nhàu hoặc gay hấn với con đực khác.

Chim dễ dàng ị ở bất cứ đâu

 

Chim không có cơ vòng. Chính xác hơn là có một số cơ xung quanh lỗ ị nhưng chúng gần như chưa được phát triển. Vì vậy, chim không thể kiểm soát quá trình đi ngoài.

Okapi được coi là động vật chỉ có trong thần thoại cho đến thế kỷ 20

Okapi, thường được gọi là con lai giữa ngựa vằn và hươu cao cổ, sống ẩn dật trong tự nhiên. Nó được coi là sinh vật chỉ có trong thần thoại như ngựa kỳ lân hay rồng, cho đến khi các nhà nghiên cứu phát hiện ở đầu thế kỷ 20.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm