Có thể bạn chưa biết, tổ tiên của voi và tê giác cổ đại có vẻ ngoài "quái dị" hơn ngày nay nhiều!
Chim mẹ quyết chiến với rắn để bảo vệ con non đang bị ngậm chặt / Lạ lùng loài chim biết giữ nhà như chó
Deinotherium
Deinotherium hay còn gọi là Khủng Tượng, chúng là một trong những tổ tiên lâu đời của loài voi hiện đại.
Loài Deinotherium có hình dáng tương đối giống với voi Châu Phi ngay này ngoại trừ thân hình to lớn hơn và cặp ngà mọc ngược trông khá là kì dị.
Hình ảnh so sánh kích thước của loài Deinotherium so với voi Châu Phi ngày nay.
Ngoài ra chúng có một chiếc vòi to và tương đối ngắn nếu như so với các tổ tiên khác của loài voi hay voi hiện đại.
Theo kích thước của một hộp sọ được tìm thấy ở Đức vào năm 1836, chúng ta biết rằng những con vật này vượt xa loài voi hiện đại về kích thước với chiều cao từ 3,6 - 4,6m thậm chí với những con đực khổng lồ có thể cao tới 5m và cân nặng có thể đạt tới là 12 tấn.
Đặc điểm điển hình nhất của Deinotherium là một cặp ngà nhưng vẫn chưa rõ mục đích của chúng tồn tại để làm gì.
Deinotherium là một họ hàng thời tiền sử của voi hiện đại ngày nay, chúng xuất hiện ở Trung Miocen và sống sót cho đến thời kì Pleistocen. Từ những mẫu hóa thạch được phát hiện, những nhà cổ sinh vật học cho rằng chúng có tập tính gần như tương tự với voi hiện đại và nó có răng nanh cong xuống gắn vào hàm dưới.
Platybelodon
Platybelodon hay còn được gọi là "voi ngà xẻng" chúng sinh sống cách chúng ta ngày nay khoảng 4-15 triệu năm trước, và phân bố tại châu Phi, châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Đây cũng là một loài động vật ăn cỏ có họ hàng với loài voi hiện đại ngày nay là Platybelodon, Archaeobelodon, Konobelodon và Amebelodon, chúng đều được gọi chung là "voi ngà xẻng" vì cùng chia sẻ đặc điểm là chiếc hàm dưới phát triển kéo dài dạng dẹt cùng với 2 "ngà" cứng cũng có dạng dẹt nốt, tạo thành hình như kiểu 1 chiếc xẻng.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa loài Platybelodon và loài voi hiện nay là nó có một chiếc vòi hình cái xẻng xúc đất.
Trước đây loài này được cho là sống ở các khu vực đầm lầy trên thẻo nguyên và sử dụng hàm răng của nó để xúc thực vật thủy sinh và thực vật bán thủy sinh.
Tuy nhiên, sau khi phân tích kĩ các mẫu hóa thạch, những nhà cổ sinh vật học cho rằng chúng sử dụng răng nhanh để cắt còn hàm dưới sẽ được dùng để tước vỏ cây.
Người ta cho rằng loài này sống ở khu vực đầm lầy của các thảo nguyên cỏ, dùng hàm răng của mình để đào xới thảm thực vật thủy sinh và bán thủy sinh.
Uintatherium
Uintatherium là một loài động vật có vú đã tuyệt chủng có dấu tích hóa thạch được phát hiện ở Ford Bray Orange, bang Utah, Hoa Kỳ. Người ta từng tin rằng nó chỉ sinh sống hạn chế tại khu vực ngày nay là Bắc Mỹ, nhưng vào những năm 1980, các mẫu hóa thạch của loài này được tìm thấy tại Đông Á.
Uintatherium đực sở hữu 6 chiếc sừng trên trán, chức năng của chúng cho tới nay vẫn còn là một bí ấn, nhưng có nhiều phỏng đoán cho rằng đó là vũ khí phòng thủ hoặc công cụ để thể hiện sức mạng và thu hút con cái trong mùa giao phối.
Đây là một loài động vật to lớn có vẻ ngoài gần giống như một con tê giác. Điểm đặc biệt nhất của loài này là chúng có hộp sọ to phát triển một cách không bình thường - hộp sọ bẹt và lõm - một đặc trưng không thấy ở bất kỳ dạng động vật có vú nào.
Uintatherium sinh sống trong khoảng 33,9 - 55,8 triệu năm trước. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại lá cây, cỏ và cây bụi.
Xương hóa thạch của loài Uintatherium. Loài cao khoảng 1,6 m tính tới vai, dài 4 m và có thể nặng trên 2 tấn
Ngoài ra chúng sở hữu cặp răng nhanh tương tự như loài hồ răng kiếm, nhiều ý kiến cho rằng đó là vũ khí phòng thủ của loài này.
Arsinoitherium
Arsinoitherium là một loài móng guốc đã tuyệt chủng, chúng sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới và trông giống như những con tê giác ngày nay, chỉ có điều cặp sừng của chúng lại to lớn đến một cách khó hiểu.
Arisinoitherium là một loài động vật ăn cỏ đã tuyệt chủng, giống với tê giác sống trong thời gian cuối Eocene và đầu Oligocene tại Bắc Phi từ 36 đến 30 triệu năm trước, trong khu vực rừng mưa nhiệt đới và rìa của đầm lầy ngập mặn
Một bộ xương của loài Arsinoitherium
Cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác giải thích cho việc tại sao chúng tại sở hữu cặp sừng to lớn đến vậy trên hộp sọ.
Phân tích từ các mẫu hóa thạch cho thấy chúng sinh sống cách ngày nay 30 - 36 triệu năm với chiều cao khoảng 1,8 m, dài 3 m, dù có vẻ ngoài khá giống tê giác nhưng câu tạo chân của chúng lại giống với voi nhiều hơn, và có lẽ dáng đi và chạy của chúng cũng giống với loài voi hiện đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?