Con đường ‘huyết mạch’ của Hà Giang được Bác Hồ đặt tên: Kỳ tích bi tráng tới 'trái tim đá'
Kỳ lạ bộ lạc lấy tro cốt người đã khuất nấu súp, thiếu nữ khi đến 10 tuổi bị nhốt 1 tháng rồi phải trải qua nghi lễ trưởng thành vô cùng đau đớn / Khai quật lăng mộ Tào Tháo, giới khảo cổ sững sờ vì tìm thấy báu vật thất truyền nghìn năm
Cận cảnh con đường
Con đường Hạnh phúc được xem là con đường “huyết mạch” của Hà Giang giúp kinh tế và du lịch của tỉnh phát triển. 6 năm thi công ròng rã, hơn 1.300 nam, nữ thanh niên xung phong từ 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) và 2 tỉnh đồng bằng (Nam Định, Hải Dương) đã sát cánh cùng hơn 1.000 dân công của 16 dân tộc trên cao nguyên đá bắt tay vào phá núi mở đường. Với dụng cụ lao động vô cùng thô sơ, chỉ là cuốc, xẻng, búa tạ, xà beng, xe cút kít..., trong điều kiện làm việc vô cùng khó khăn, thiếu lương thực, thiếu muối, thiếu nước, thiếu dầu, thiếu rau xanh, vật vã với khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, mùa hạ nóng như rang, mùa đông rét cắt da cắt thịt, có những khi nhiệt độ giảm xuống dưới không độ, nước đóng thành băng trên đá, cả ngàn người lao vào đục đá làm đường. Nơi đây cũng là nơi 14 thanh niên xung phong đã nằm lại trên trập trùng đá xám, và đổi lại là cuộc đời mới của người dân.
Cuối cùng trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả, đến năm 1965 người dân vỡ òa khi con đường đã được hoàn thành, đồng nghĩa với việc “đánh thức” cao nguyên đá Hà Giang thành công. Cũng trong năm này, Bác Hồ kính yêu đã đặt tên con đường này là ‘Con đường Hạnh phúc”.
Sau hơn 60 năm hình thành, con đường đã làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng cao nguyên đá Hà Giang gấp hơn 100 lần so với thời kì trước khi làm đường. Bởi nó phá thế bế tắc, mở ra con đường phát triển kinh tế, thông thương cho hàng vạn đồng bào các DTTS vùng cao nguyên đá này. Giờ đây, con đường Hạnh phúc gập ghềnh sỏi đá ngày nào đã được mở rộng, và thay áo bằng một lớp nhựa mới. Ngày nay, đây là con đường huyết mạch đưa khách du lịch từ thành phố Hà Giang lên Công viên Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn. Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với những địa chỉ Cột cờ Lũng Cú, Dinh “Vua Mèo”, Phố cổ Đồng Văn, Đèo Mã Pí Lèng, Chợ tình Khau Vai thu hút hàng vạn người mỗi năm lên chiêm ngưỡng, khám phá. Con đường là biểu hiện sức mạnh của con người trước thiên nhiên, là niềm tự hào của sức mạnh đoàn kết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam suốt cả trăm năm không đội quân nào xuyên thủng nổi
Phát hiện 'kho báu' khổng lồ dưới đáy biển với diện tích 65.000 km2
CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công
Đây là gia tộc tài giỏi bậc nhất Trung Quốc: Từng lật đổ triều đại của Tào Tháo, sản sinh vô số nhân tài
CLIP: Săn lợn rừng, báo hoa bị con mồi đuổi cho 'chạy té khói'
CLIP: Linh dương Impala liều lĩnh tấn công đàn chó hoang châu Phi rồi nhận cái kết ít ai đoán ra được