Con đường lịch sử của Việt Nam, hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn- gấp đôi tổng lượng bom
Tục lệ… ngủ tập thể / Nước hoa có từ bao giờ?
Con đường Trường Sơn hay còn có tên gọi khác là đường mòn Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh đất nước bị chia cắt sau Hiệp định Geneva năm 1954. Liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc qua tuyến Tây Quảng Trị lúc đó không đủ đáp ứng nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam. Trước tình hình cấp bách, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 vào tháng 1/1959 đã xác định nhiệm vụ mở tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam nhằm thống nhất đất nước.
Cho tới tháng 5/1959, đoàn công tác quân sự đặc biệt mang phiên hiệu Đoàn 559 được thành lập, đánh dấu khởi đầu của tuyến chi viện huyền thoại mang tên Trường Sơn. Thương tá Võ Bẩm được giao trọng trách mở đường, từ đó những lối mòn trong rừng bắt đầu được mở rộng. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, tuyến đường bị gián đoạn do sự tấn công của Mỹ.
Cho tới năm 1961, tuyến đường chi viện đã được khai thông dài 100km từ Đường 9 Quảng Trị đến Mường Phalan, Lào. Con đường rộng để cho xe có thể di chuyển, mạng lưới di chuyển ngày càng được mở rộng. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, hệ thống đường Trường Sơn ngày càng được mở rộng. Thế nhưng đây cũng là con đường lịch sử, đau khổ nhất Việt Nam khi hứng chịu nhiều đợt tấn công từ quân địch.
Gần 4 triệu tấn bom mìn, gấp đôi tổng lượng bom trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã được ném xuống Trường Sơn nhằm phá hủy mạch giao thông của quân ta. Từ năm 1968 đến 1972, mỗi ngày có 22 - 30 vụ B-52 oanh tạc trên dãy Trường Sơn, khiến “rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn.”
Tháng 2/1971, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân đội Việt Nam Cộng hòa với sự hỗ trợ của 6.000 lính Mỹ cùng gần 2.000 xe tăng, pháo binh, máy bay đã tấn công Hạ Lào nhằm cắt đứt tuyến tiếp vận từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, nỗ lực này không thể làm tê liệt tuyến đường huyết mạch.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã thừa nhận: “Không cách nào ngăn chặn dòng người và vật tư từ miền Bắc vào miền Nam.”
Dù bị tấn công liên tục thế nhưng đoàn người quân ta vẫn kiên cường vượt qua khó khăn và biển lửa để tiến vào miền Nam giải phóng đất nước. Những người lính vẫn lái xe vận tải vượt qua bom đạn và không quan tâm tới mạng sống của mình, sự khốc liệt của chiến tranh in đậm trong tâm trí của những người đã từng tham gia bảo vệ đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ