Khám phá

Con tàu ma Octavius: Thuyền trưởng chết cóng trên ghế ngồi, tay vẫn còn cầm bút viết

Không rõ rằng nó vẫn còn lênh đênh trên biển, hay đã chìm vào lòng đại dương bao la.

Khiếp sợ trước lời nguyền chết chóc trong căn phòng hổ phách / Giải mã khu đền cổ xưa nhất của nhân loại

Biển cả bí ẩn luôn là đề tài nóng hổi mỗi khi có điều kì bí xảy ra, ngoài việc người ta thắc mắc dưới đáy biển có gì, trên mặt biển cũng diễn ra vô vàn sự lạ để người đời gãi cằm nghĩ ngợi.

Những câu chuyện về các con thuyền ma trôi im lìm trên mặt biển lặng vẫn luôn phảng phất trong giấc mơ của các thủy thủ. Một trong những câu chuyện kì bí nhất về những đoàn người không bao giờ cập được bến là bí ẩn về con tàu ma Octavius.

Những câu chuyện về các con tàu ma vẫn luôn phảng phất trong giấc mơ của các thủy thủ.
Những câu chuyện về các con tàu ma vẫn luôn phảng phất trong giấc mơ của các thủy thủ.

Câu chuyện mở ra với cảnh con tàu Octavius thả neo tại cảng London năm 1761, đang chất lên những chuyến hàng mới với đích đến là Trung Quốc. Con thuyền lớn rời cảng với đầy đủ nhân sự, gồm cả thuyền trưởng và vợ con ông. Họ tới Trung Quốc an toàn, dỡ hàng trả khách và lại chất lên đó chuyến hàng mới để về với đất Anh.

Thời tiết của chuyến về ấm một cách bất thường, vậy nên thuyền trưởng đã quyết định đưa thuyền đi theo Lối Tây Bắc, một lộ trình hàng hải chưa từng có ai chinh phục ở thời điểm bấy giờ. Đó cũng là lần cuối người ta nghe thấy tin tức đưa về từ thuyền Octavius. Nó đã được tuyên bố là mất tích trên biển.

Vào ngày 11 tháng Mười năm 1775, tàu săn cá voi Herald đang dạo qua vùng nước lạnh lẽo của Greenland thì thấy một con tàu lềnh đềnh trên biển. Lại gần thì họ thấy một cảnh tượng như với mọi con thuyền bị bỏ hoang ngoài biển khác: buồm tả tơi, phảng phất trong gió như tấm áo rách choàng lấy cơ thể đã bạc đi vì muối biển. Con thuyền toát ra hơi thở lạnh lẽo của cái chết.

Con thuyền toát ra hơi thở lạnh lẽo của cái chết.
Con thuyền toát ra hơi thở lạnh lẽo của cái chết.

Thuyền trưởng tàu Herald ra lệnh cho thủy thủ đoàn lên chiếc tàu bỏ hoang, sau khi đưa ra nhận định ban đầu rằng đây chính là Octavius. Sàn thuyền trống trơn, họ mở lối xuống khoang dưới xem có chuyện gì thì mở ra trước mắt họ là cảnh tượng kinh hoàng: thủy thủ đoàn 28 người đã đóng băng hết. Trong khoang thuyền trưởng, họ thấy trưởng tàu đóng băng trong trạng thái vẫn ngồi nguyên trên ghế, tay vẫn cầm bút viết nên những dòng nhật kí hải trình. Trong góc tối, một người phụ nữ quấn chăn ôm lấy đứa con trai nhỏ đã chết cóng.

Nhóm thám hiểm tàu lạ sợ hãi tột cùng, họ vơ vội lấy cuốn hải trình và chạy một mạch về thuyền Herald. Trong vội vã, họ đã làm rụng mất nhiều trang hải trình đã bị đóng băng cứng ngắc, chỉ giữ lại được trang đầu và trang cuối. May mắn là từng đó đã đủ để đọc về chuyến ra khơi xấu số của tàu Octavius.

Các thuyền viên tàu Heard phát hiện xác thuyền trưởng tàu Octavius chết cóng trên ghế ngồi.
Các thuyền viên tàu Heard phát hiện xác thuyền trưởng tàu Octavius chết cóng trên ghế ngồi.

Sự kiện được ghi lại sau cùng trong cuốn sổ đóng băng xảy ra vào ngày 11 tháng Mười Một năm 1761. Octavius đã kẹt lại tại Bắc Cực tới gần 14 năm ròng. Thuyền trưởng của Octavius đã cố gắng đi qua Lối Tây Bắc, nhưng đã kẹt trong băng tại phía Bắc Alaska và đã khiến toán bộ thủy thủ đoàn, gồm cả gia đình ông, thiệt mạng trong cái lạnh chết người.

Thuyền Herald đã ghi lại vị trí cuối cùng của Octavius là ở 75 độ Bắc – 160 độ Tây, cách Alaska khoảng 400km. Nó trôi nổi ở vị trí này có nghĩa là nó đã hoàn thành được chặng đường biển vượt qua Lối Tây Bắc, có điều là thủy thủ đoàn hoàn thiện chuyến đi khi không còn ai sống sót.

Vị trí nhìn thấy con thuyền ma Octavius lần cuối.
Vị trí nhìn thấy con thuyền ma Octavius lần cuối.

Còn thuyền Herald, do quá sợ hãi việc kéo về một con tàu ma mất tích lâu ngày về được tới cảng, đã bỏ mặc Octavius trôi nổi ngoài khơi. Cho tới nay, nó vẫn chưa xuất hiện lại.

Không rõ là con tàu đã chìm xuống đáy đại dương sau nhiều thập kỉ bươn chải trên sóng nước, hay vẫn còn đâu đó một con thuyền không người sống sót đang dập dềnh theo chuyển động của biển cả? Không ai biết chắc được.

Theo Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm