Công bố phát minh về hệ thống cảnh báo núi lửa phun trào
'Gọi hồn' và 1 số cú lừa 'siêu to khổng lồ' trong lịch sử phương Tây / Trường hợp song trùng rùng rợn nhất: "Bản sao" luôn kè kè bên cạnh nữ giáo viên, đi đến đâu ai cũng hoảng sợ nhưng bản thân cô chẳng nhìn thấy
Nguồn: standard.net.au.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại Dương, hai nhà khoa học David Dempsey và Shane Cronin của Đại học Auckland cho biết nghiên cứu của họ đã đưa ra “các mô hình hoạt động địa chấn” có thể xảy ra trước khi núi lửa phun trào, làm cơ sở cho việc cảnh báo sớm.
Hai nhà khoa học New Zealand đã áp dụng dữ liệu về các vụ núi lửa phun trào đã từng xảy ra trong quá khứ vào các thuật toán học máy để xác định các mô hình địa chấn xuất hiện trước khi xảy ra một vụ phun trào.
Họ cũng đã phát triển dữ liệu và phần mềm của mình thành nguồn mở, để các nhà khoa học khác có thể sử dụng và cải thiện hệ thống cảnh báo này.
Theo hai nhà nghiên cứu trên, nếu hệ thống cảnh báo của họ hoạt động trên đảo Trắng hồi năm ngoái thì có thể đưa ra cảnh báo 16 giờ trước khi núi lửa phun trào. Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Nature Communications trong tuần qua.
Hiện New Zealand đang sử dụng một loạt các công cụ giám sát dựa trên hệ thống GeoNet có thể đo các chuyển động và chấn động của Trái Đất.
Hệ thống Geonet cung cấp dữ liệu từ hàng ngàn trận động đất và các sự kiện núi lửa xảy ra hàng năm ở quốc đảo Thái Bình Dương này nhưng không đưa ra các thông tin mang tính dự báo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé