Khám phá

Công chúa ngủ trong rừng bị... cưỡng hiếp

Trong khi công chúa ngủ, một vị vua đi ngang qua đã đến và hãm hiếp nàng. Kết quả là, công chúa đã có thai và sinh hạ ra hai thiên thần nhỏ trong lúc nàng vẫn ngủ say không hề biết gì.

Không phải ai cũng từng được đọc hoặc nhớ nội dung những câu chuyện cổ tích từ nguyên tác như Nàng công chúa Lọ Lem, Nàng công chúa tóc dài, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Công chúa ngủ trong rừng,.. Càng ít độc giả có cơ hội được đọc những tác phẩm này với phiên bản đầu khi chưa qua chỉnh sửa. Phần lớn chúng ta chỉ biết đến những hình ảnh và cái kết có hậu từ những bộ phim hoạt hình có nét vẽ đầy màu sắc, lung linh và huyền ảo đúng như tên truyện cổ tích vốn có của Walt Disney.

Những câu chuyện cổ tích đã được Walt Disney phủ màu hồng và đặt theo mô-típ quen thuộc củathể loại truyện cổ tích.

Đồng ý, truyện cổ tích là dành cho trẻ con hơn là người lớn, nội dung cốt truyện mang tính chất giáo dục, biểu dương cái đẹp, cái thiện và lên án cái ác, xấu xa trong xã hội. Tuy nhiên có những chi tiết mang tính chất "ghê rợn", thậm chí có những nàng công chúa bị kẻ lạ mặt hãm hiếp, công chúa lén lút "ăn nằm" với hoàng tử và có thai, hoàng tử bội tình và lăng nhăng...

Những tình tiết trên khiến người lớn lo sợ sẽ trở thành nỗi đe dọa, hoảng sợ cho con trẻ, tiêm nhiễm cho đầu óc non nớt của trẻ thơ nên đã thay đổi, chỉnh sửa hoặc cắt xén. Ngay như trong truyện cổ tích dân gian Tấm Cám của Việt Nam cũng từng dính "dao kéo" chỉnh sửa vì bị coi là có tính chất "dã man" trong cách trừng trị của Tấm dành cho Cám.

Người phương Tây cũng có cách nghĩ tương tự. Những bộ phim hoạt hình chuyển thể truyện cổ tích của họ là một ví dụ, đặc biệt là những câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm. Chắc chắn nhiều trẻ nhỏ, và ngay cả đến các vị phụ huynh cũng phải khóc thét vì sự thật của những câu chuyện cổ tích từng được coi là chuẩn mực của chân thiện mỹ, của cái đẹp và kết thúc có hậu.

Công chúa ngủ trong rừng bị... cưỡng hiếp

Người đẹp ngủ trong rừng bị một vị vua hãm hiếp và có thai.

Phiên bản đầu tiên của truyện cổ tích Người đẹp ngủ trong rừng có tên gọi là Mặt Trời, Mặt Trăng và Talia của nhà thơ, nhà sưu tập truyện thần thoại, cổ tích, cận thần người Italia Giambattista Basile (1575 - 1632).

Nội dung câu chuyện hoàn toàn không phải công chúa nằm ngủ trong tòa lâu đài, đợi chàng hoàng tử đến đặt một nụ hôn để nàng tỉnh giấc và rồi sống đến đầu bạc răng long. Sự thực là trong khi nàng ngủ, một vị vua đi ngang qua đã đến và hãm hiếp nàng. Kết quả là, công chúa đã có thai và sinh hạ ra hai thiên thần nhỏ trong lúc nàng vẫn ngủ say không hề biết gì.

Rất may đó chỉ là phiên bản của Giambattista Basile nằm trong cuốn Lo Cunto de li cunti overo lo trattenemiento de peccerille (Những câu chuyện thần thoại hay thú vui dành cho trẻ nhỏ), được sưu tầm từ những câu truyện thần thoại của người xứ Naples. Truyện còn có tên gọi là II Pentasmerone, được em gái Giambattista là Adriana cho xuất bản thành hai cuốn ở xứ Naples của Italia từ năm 1634 - 1636 với bút danh Gian Alesio Abbatutis.

Không lãng mạn và kết thúc có hậu với nụ hôn ngọt ngào như phiên bản Walt Disney

Thế nhưng, những câu chuyện của Giambattista chỉ thực sự được biết đến và gây tiếng vang sau khi được anh em nhà Grimm sưu tầm và chấp bút lại. Trong đó, ngoài truyện Công chúa ngủ trong rừng, còn rất nhiều những phiên bản khác cũng được Grimm viết lại như Rapunzel - nàng công chúa tóc mây và Công chúa Cinderella.

Tương tự, trong truyện cổ tích Bạch Tuyết và bảy chú lùn phiên bản 1812 của anh em nhà Grimm, hoàng hậu hay được biết đến là mụ dì ghẻ ác độc trong những phiên bản về sau lại chính là mẹ đẻ của Bạch Tuyết. Bà ta đã muốn ăn tươi nuốt sống phổi và gan của Bạch Tuyết để chứng minh rằng nàng đã thực sự chết. Kết thúc câu chuyện, hoàng hậu phải chịu hình phạt nhảy trên đôi giày được nung đỏ lửa cho đến khi chết trong đau đớn.

Bạch Tuyết xưa...

... và Bạch Tuyết ngày nay

Còn như trong hầu hết các phiên bản truyện và phim hoạt hình ngày nay, mụ hoàng hậu độc ác không phải mẹ đẻ của Bạch Tuyết, mà là mụ phù thủy độc ác hóa thành người, trà trộn vào cung cấm và kết hôn với vua cha Bạch Tuyết, sau khi hoàng hậu qua đời.

Sự trừng phạt đầy máu và hãi hùng trong Cinderella

Trong phiên bản truyện Công chúa Cinderella của anh em nhà Grim, những người chị em của dì ghẻ đã dùng dao cắt gót chân của mình sao cho vừa với chiếc giày thủy tinh, đến nỗi họ đã thiệt mạng vì mất máu quá nhiều. Kết cục là, những người chị em này sau khi chết còn bị lũ chim lao đến và moi mắt tha đi.

Cinderella của thế kỷ 19 có nội dung khiến nhiều người đọc rùng mình.

Những người chị em kế của Cinderella của Walt Disney may mắn không bị chết vì mất máu do gọt bàn chân.

Chàng hoàng tử bội tình và cái chết bi thảm của nàng tiên cá

Trong phiên bản đầu tiên của truyện cổ tích Nàng tiên cá do đại văn hào người Đan Mạch Hans Christian Andersen thủ bút, những bước đi của Ariel trên cạn khiến cô đau đớn như bị từng nhát gươm đâm nhưng vẫn cố gắng khiêu vũ cùng hoàng tử. Về sau, hoàng tử mang lòng yêu một cô gái khác, Ariel thay vì giết kẻ phản bội đã tự tử bằng cách trầm mình vào trong bồn tắm xà phòng.

Nàng tiên cá phiên bản gốc đã tự sát bằng bọt xà phòng thay vì giết hoàng tử tội không chung tình. (Tranh của Edmund Dulac).

Nàng tiên cá Ariel của Walt Disney may mắn hơn khi được hưởng hạnh phúc dài lâu bên hoàng tử.

Cái chết đau đớn trong Người đẹp và Quái vật

Truyện Người đẹp và Quái vật được viết lại từ phiên bản truyện có tên Little Broomstick (Cán chổi bé nhỏ) do một nhà biên soạn truyện dân cổ dân gian người Đức là Ludwig Bechstein sưu tầm. Trong phiên bản của Ludwig, quái vật đã trở thành người bầu bạn của người đẹp mỗi khi nàng ngủ. Hắn ôm ấp và hôn nàng say đắm. Về sau, người chị em kế đã hãm hại nàng bằng cách dìm nàng trong bồn tắm, cuối cùng chúng bị trừng phạt bằng cách hóa thành những hàng cột đá.

Phiên bản đầu của Người đẹp và quái vật có kết cục khá rùng rợn.

Thay vì hạnh phúc ngọt ngào và không "nhuốm máu" như phiên bản hoạt hình.

Hoàng tử ếch giải bùa nhờ đề nghị được lên giường với công chúa

Phiên bản đầu của truyện Hoàng tưể́ch do anh em nhà Grimm biên soạn. Anh chàngếch đã lừa phỉnh công chúa phải giao ước với chàng bằng hàng loạt những lời đề nghị, thậm chí cả lời đề nghị được cho là khiếm nhã là mong muốn được... ngủ với công chúa.

Tức giận trước lời đề nghị trên, công chúa đã tiến tới nắm lâyế́ch và ném mạnh vào tường. Kết cục là chàng đã được hiện nguyên hình thành hoàng tử. Hành động này có lẽ quá bạo lực với một công chúa vốn tượng trưng cho sự thùy mị, nết na và nhân từ. Chính vì thế, trong phiên bản về sau, nàng đã dùng nụ hôn ngọt ngào để biến chàng cóc trở lại làm người, một hoàng tử bạch mã.

Để giải bùa trở lại nguyên hình, hoàng tử ếch đã yêu cầu được ngủ với công chúa.

Với Walt Disney, để yểm bùa chỉ đơn giản cần một nụ hôn dũng cảm của công chúa.

Công chúa tóc mây có bầu sinh đôi với hoàng tử

Một nàng công chúa khác cũng có thai đó là nàng công chúa tóc mây Rapunzel. Tình tiết này có thể tìm thấy trong Rapunzel, nàng công chúa tóc mây trong phiên bản truyện của anh em nhà Grimm viết năm 1812.

Thay vì Rapunzel nghịch ngợm và mơ mộng, mong được khám phá thế giới bên ngoài ở phiên bản 1812, hoàng tử thường xuyên ghé thăm Rapunzel trong tòa tháp giữa rừng sâu. Kết quả những chuyến viếng thăm đều đặn của hoàng tử đã khiến Rapunzel có bầu. Vì sợ phải chưng cái bụng mỗi ngày một to trước mặt bà mẹ phù thủy, Rapunzel đã phải cố gắng mặc quần áo sao cho thật gọn gàng. Cuối cùng, nàng sinh đôi tại một nơi hoang vu hẻo lánh.

Rapunzel đã có bầu với hoàng tử sau những chuyến viếng thăm của anh chàng này đến tòa lâu đài giữa rừng sâu.

Rapunzel của Walt Disney lại khôn ranh và không dễ bị dụ như thời xưa.

Theo Long Hy/Khám phá
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo