Công trình 2.000 tuổi sánh ngang Vạn Lý Trường Thành nhưng người Trung Quốc cũng ít biết tên, đó là gì?
Người Trung Quốc đã biết nấu bia từ cách đây 9.000 năm? / Top 12 địa điểm du lịch châu Á nổi tiếng nhất năm 2021: Có cả Việt Nam
Khi nhắc đến những công trình vĩ đại của Trung Quốc mà người xưa để lại, hậu thế có thể nghĩ ngay đến Vạn Lý Trường Thành do Tần Thủy Hoàng xây dựng, với tài lực và vật lực khổng lồ.
Tuy nhiên có một công trình có thể sánh ngang với Vạn Lý Trường Thành, nó đã tồn tại hơn 2.000 năm và nuôi sống hàng nghìn người dân Trung Quốc, đó chính là kênh ngầm Karez ở Tân Cương.
Bên trong hệ thống kênh ngầm Karez (Nguồn: Sohu)
Hạn hán từ lâu đã là một vấn đề khiến người nông dân Tân Cương đau đầu. Vùng Tân Cương nằm trên một cao nguyên, Mặt Trời gay gắt khiến lượng nước bốc hơi vượt xa lượng mưa. Dù là mùa mưa, cây trồng ở Tân Cương rất khó phát triển xanh tốt.
Khí hậu khắc nghiệt đã biến Tân Cương trở thành vùng đất cằn cỗi do đó, người dân sống ở đây thường xuyên gặp nạn đói. Nhận thấy vấn đề bất cập ở đây, Hoàng đế Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN) đã lệnh xây dựng hệ thống dẫn nước ngầm Karez để hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
Kênh đào xuyên núi Karez - Vạn Lý Trường Thành dưới lòng đất (Nguồn: Sohu)
Lợi dụng nước tan chảy vào mùa hè của những ngọn núi tuyết và các sông băng ở Tân Cương, những người thợ đã đào một đường kênh dẫn dưới chân những ngọn núi tuyết và liên kết những kênh dẫn này với các dòng sông băng để tạo nên hệ thống kênh ngầm Karez.
Khi nước chảy vào hệ thống kênh ngầm, người ta sẽ đào giếng sâu xuống dưới để lấy nước sử dụng. Kênh cũng được đào sâu dưới lòng đất nên tránh được nước bị bốc hơi vào mùa hè.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống kênh ngầm Karez (Nguồn: Smithsonian)
Sau khi Karez hoàn thành, vấn đề thiếu nước và hạn hán của nông dân ở Tân Cương đã được giải quyết, và cuộc sống của họ như bước sang một trang mới.
Qua thời gian, chiều dài kênh và số lượng giếng ngày càng tăng. Tính đến nay, chiều dài kênh đã gấp đôi chiều dài của Vạn Lý Trường Thành, tương đương 5.000 km, số lượng giếng được đào lên đến 1700 giếng.
Các giếng nước được đào sâu xuống dưới để lấy nước (Nguồn: Kknews)
Được xây dựng cùng thời với Vạn Lý Trường Thành nhưng vai trò của Karez là giúp phát triển nông nghiệp, không phải là điểm thu hút khách du lịch nên đến nay sự tồn tại của hệ thống kênh khổng lồ không được nhiều người biết đến, kể cả người Trung Quốc.
Nhờ có sự xuất hiện của đại công trình thủy lợi này mà vùng Turpan, Tân Cương đã trở thành một trong những nơi sản xuất nho xanh lớn nhất thế giới. Sản phẩm nho khô ở đây có vị ngọt đặc biệt nhờ được tưới nước mát từ trên núi chảy qua hệ thống đường hầm cổ đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt