Coumboscuro: Ngôi làng chăn cừu ‘có một không hai’ ở Italia
Ngôi làng 'kỳ lạ' nhất thế giới: Du khách đến thăm có thể ngắm bình minh 3 lần trong cùng một ngày! / Ngôi làng song sinh kỳ lạ: 10 năm ra đời 33 cặp sinh đôi, người nhà cũng khó phân biệt được vì quá giống nhau
Nằm gần biên giới giữa vùng Piedmont của Italia và Pháp, ngôn ngữ chính thức của ngôi làng Coumboscuro là tiếng Provençal, một phương ngữ tân Latinh thời Trung cổ của tiếng Occitan, ngôn ngữ được sử dụng trên khắp vùng Occitania của Pháp.
Chỉ có khoảng 30 người dân địa phương sinh sống trong làng và cuộc sống họ đều không mấy dễ dàng. Làng Coumboscuro phần lớn được hợp thành từ các gia đình chăn cừu và thường xuyên bị tấn công bởi những con sói hoang lang thang trong vùng.
Vào mùa đông, nguồn điện thường bị mất trong nhiều tuần, trong khi kết nối Internet ở đây là rất hiếm. Nhưng những đồng cỏ trên ngọn núi yên bình cùng cánh đồng hoa oải hương tím rực rỡ của ngôi làng chính là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục từ dãy núi Alps kéo dài đến Cote d'Azur (Bờ Biển Xanh) của Pháp.
Không có những quán bar, siêu thị và nhà hàng ồn ào, mọi xôn xao trên mạng xã hội đều chỉ giới hạn trong các sự kiện văn hóa dân gian diễn ra không thường xuyên trong làng hoặc chỉ khi những người đi phượt bắt đầu săn nấm vào cuối tuần.
Một nhịp sống chậm rãi
Người dân địa phương chấp nhận lối sống giản dị với nhịp độ chậm hơn và hòa hợp với thiên nhiên.
“Chúng tôi không có TV. Và một điều dễ hiểu rằng bạn sẽ không thực sự nhớ những gì bạn chưa từng có ngay từ đầu. Nếu mất điện trong 15 ngày liên tiếp, sẽ không có lý do gì để hoảng sợ: chúng tôi còn có những ngọn đèn dầu cũ kỹ”, người chăn cừu địa phương Agnes Garrone 25 tuổi, cười lớn.
“Tôi thường thức dậy từ lúc sáng sớm để chăm sóc đàn cừu. Tôi làm việc đủ 365 ngày một năm, không có bất kỳ ngày nghỉ nào. Chúng tôi không nghỉ lễ Giáng sinh hay Giao thừa, bởi vì ngay cả trong lễ hội, đàn cừu vẫn cần được ăn và được chăm sóc”.
“Đó có thể là một cuộc sống hy sinh nhưng thật xứng đáng khi bạn nhìn thấy sự ra đời của một chú cừu non”, cô vui vẻ.
Garrone cũng điều hành La Meiro di Choco, một trang trại cũ có phục vụ bữa sáng duy nhất ở ngôi làng Coumboscuro. Những người ngủ qua đêm tại đây có thể ở trong những túp lều gỗ truyền thống, nếm thử những thực phẩm tươi từ vườn cây ăn quả và mua len cao cấp từ một loại cừu Italia bản địa có tên là Sambucana, hay còn được gọi là Demontina.
Trong khi nhiều cư dân trẻ của ngôi làng đều ‘chạy trốn’ để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn ở những vùng đất khác, Garrone và các anh trai của cô đã quyết định ở lại và sinh sống trên mảnh đất của tổ tiên họ.
Nền văn hóa Phục Hưng
Garrone tự hào: “Du khách luôn được chào đón đến Coumboscuro, thế giới của chúng tôi luôn cần được khám phá, thấu hiểu vâ trân trọng thay vì lãng quên theo thời gian và chúng tôi có rất nhiều di sản để chia sẻ”.
Cô gái 25 tuổi này luôn coi tiếng Provençal – với nét đặc trưng là sự pha trộn giữa tiếng Pháp và tiếng Italia, là tiếng mẹ đẻ của cô hơn là tiếng Italia.
Đối với Garrone, việc trở thành một phần của cộng đồng văn hóa xã hội và ngôn ngữ có từ nhiều thế kỷ trước đã mang lại cho cô cảm giác mạnh mẽ về bản sắc và sự thuộc về lãnh thổ này.
Khu vực Piedmont nơi ngôi làng Coumboscuro ngự trị luôn đứng giữa sự cai trị của người Italia và người Pháp trong suốt chặng đường lịch sử, điều này có thể giải thích theo cách nào đó với những người dân địa phương như Garrone, khi họ không thể nói chỉ tiếng Italia hay tiếng Pháp mà đơn giản là tiếng Provençal.
Được bao quanh bởi những rừng cây phỉ và cây tần bì, Piedmont được chia thành 21 ngôi làng nhỏ nằm rải rác trên thung lũng Grana nguyên sơ, mỗi ngôi làng chỉ có một số ít ngôi nhà làm bằng đá và gỗ. Các ngôi làng thường được kết nối với nhau bằng những con đường mòn đi bộ xuyên rừng, rải rác với những các tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên sắp đặt trên đất liền.
Khu vực trung tâm của ngôi làng Coumboscuro chỉ bao gồm 8 ngôi nhà nhỏ bằng gỗ đẹp như tranh vẽ với những bức tường bích họa, nằm xung quanh một nhà nguyện cũ được thành lập vào năm 1018 bởi các nhà sư người Pháp.
Mặc dù Coumboscuro đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm, nhưng mọi thứ lại bắt đầu thay đổi vào những năm 1400, khi mùa đông khắc nghiệt đã khiến nhiều gia đình chuyển đến Provence – một vùng đất phía đông nam nước Pháp, phần lớn thời gian trong năm và chỉ trở về vào mùa hè.
Dân số của ngôi làng cũng đã giảm trong nhiều năm, nhưng Coumboscuro đã được hồi sinh vào những năm 1950 khi ông nội của Garrone, ông Sergio Arneodo, tiếp quản trở thành giáo viên trường làng.
Sau khoảng thời gian nghiên cứu ngôn ngữ địa phương của tổ tiên, ông đã giúp khôi phục nguồn gốc ngôn ngữ và sự hấp dẫn của nền văn hóa dân gian trong ngôn ngữ Provençal, mang lại cho cộng đồng này một sự thúc đẩy rất cần thiết.
Roumiage - Cuộc hành hương tâm linh
Ngày nay, có rất nhiều hoạt động và sự kiện khác nhau để bảo tồn truyền thống của Provençal, từ những vở kịch với các diễn viên trong trang phục truyền thống, chương trình nghệ thuật, buổi hòa nhạc, lễ hội, điệu múa dân gian, cuộc thi phương ngữ, thậm chí là cả những cửa hàng thủ công.
Mỗi tháng 7 hàng năm, hàng nghìn người dân nói tiếng Provençal đều sẽ mặc trang phục truyền thống và tham gia Roumiage, một cuộc hành hương tâm linh khởi hành từ khu vực Provence ở miền nam nước Pháp, dọc theo dãy Alps và đến ngôi làng Coumboscuro.
Cuộc hành trình này sẽ đưa họ băng qua những đỉnh núi tuyết, hẻm núi dốc và rừng dẻ, những con đường mà tổ tiên họ đã từng đi trước đó, cũng như những thương nhân thời trung cổ, những kẻ sống ngoài vòng pháp luật và những kẻ buôn lậu xuyên dãy Alps trong những năm qua.
Khi họ đến được ngôi làng Coumboscuro, những người hành hương sẽ được chào đón bằng một lễ hội lớn với các lều và chuồng trại được dựng lên như một chỗ ở tạm thời.
Một ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng
Davide Arnoedo, người điều hành Bảo tàng Dân tộc học Coumboscuro và trung tâm nghiên cứu về ngôn ngữ Provençal, cho biết: “Sau thời kỳ phục hưng văn hóa, các cửa hàng đồ mộc hiện bán các tác phẩm thủ công truyền thống và các trang trại đều đã phát triển mạnh trở lại, họ trồng khoai tây, rượu táo, hạt dẻ và làm đồ uống thảo mộc”.
Sau nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, Italia chính thức công nhận sự tồn tại của cộng đồng thiểu số Occitan vào năm 1999 và ngôn ngữ Provençal hiện được luật pháp quốc gia bảo vệ.
Tuy nhiên, Provençal vẫn là một ngôn ngữ "nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng" trong tương lai, và được UNESCO đưa vào Danh mục ‘Ngôn ngữ thế giới có nguy cơ tuyệt chủng (Atlas of World Languages in Danger) năm 2010.
Arneodo, chú của Garrone, cũng như con trai của ông Sergio Arneodo, nhấn mạnh: “Ngôi làng này là một trong số rất ít thung lũng trên thế giới còn tồn tại ngôn ngữ Provençal”.
“Trong quá khứ, Provençal là một thứ ngôn ngữ trữ tình và mang tính văn học, được sử dụng bởi những diễn viên kịch nói trong cung đình, tuy sau đó đã từng rơi vào quên lãng. Nhưng giờ đây, nhờ nỗ lực của cha tôi, những người trẻ tuổi đã tìm lại được di sản của tổ tiên và nhiều người đã quyết định ở lại bảo tồn nét văn hóa ấy”, Arneodo tự hào.
Xứ sở thần thoại
Các phù thủy và pháp sư đóng một vai trò to lớn trong thế giới Provençal, cũng như các món ăn tuyệt vời ở dãy Alps và chắc chắn có sức ảnh hưởng kỳ diệu đối với ngôi làng Coumboscuro.
Trên thực tế, truyền thuyết kể lại rằng một số người dân địa phương đã được ban tặng khả năng chữa lành xương gãy và trẹo mắt cá chân. Một số người thậm chí còn tin rằng khu rừng này là nơi sinh sống của các nàng tiên và thần đồng áng gọi là Sarvan, những vị thần không chỉ được cho là đã dạy người dân địa phương cách làm bơ cũng như pho mát Toma và Castelmagno, mà còn đùa giỡn với những người nông dân bằng cách lấy trộm sữa tươi và các loại hạt của họ.
Mỗi năm, làng Coumboscuro đều sẽ tổ chức "Boucoun de Sabre", hay "morsels of Knowledge", một hội chợ ẩm thực nổi tiếng để giới thiệu các món ăn đặc trưng của dãy Alps có nguồn gốc từ Provençal.
Đối với ẩm thực địa phương, một số công thức nấu ăn truyền thống vẫn được lưu truyền bao gồm La Mato, hay "món điên điển". Món ăn này là sự kết hợp của gạo, gia vị và tỏi tây, cũng như khoai tây hun khói "bodi en balo", được làm nóng trong lò sưởi theo một nghi lễ cổ xưa.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách