Cung điện bí ẩn từ thời cổ đại đột nhiên xuất hiện ở hồ nước sau hạn hán
Kỳ thú tháp vỏ ốc cao nhất Việt Nam và bí ẩn “18 tầng địa ngục” ở Chùa Ốc / Bí mật nhà thờ đá gần 130 tuổi 'độc' nhất Việt Nam
Khi khám phá tàn tích ở đập nước Mosul bên bờ sông Tigris, nhóm nghiêm cứu nhanh chóng tìm kiếm khu vực xung quanh để tìm hiểu thêm về Đế chế Mitani – một trong những Đế chế ít được biết tới nhất ở khu vực cổ Cận Đông.
“Đây là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất tại khu vực này trong những thập kỷ gần đây”, một nhà nghiên cứu người Đức cho biết.
Đó là một cung điện nằm trên mô đất cao, cách sông khoảng 20m. Công trình được bảo tồn ở độ cao 7m với những bức tường dày 2m. Người Mitanni còn xây thêm một bức tường bằng bùn đất khổng lồ để củng cố khu vực phía tây trên địa hình dốc. Đó là một cấu trúc hùng vỹ nhìn xuống thung lũng Tigris trên tầng thượng.
Với chiều dài 1km, rộng khoảng 500m, khu vực này được cho rằng bao gồm một cung điện, những dãy nhà rộng, một hệ thống đường đi và một nghĩa trang.
Theo Tiến sĩ Ivana Puljiz đến từ trường Đại học Tubingen, cung điện Kemune từng được sử dụng trong một thời gian dài, với hai giai đoạn chiếm đóng có thể xác định rõ ràng.
Nhóm khảo sát còn phát hiện nhiều căn phòng bên trong được trát vữa, tìm thấy các bích họa màu đỏ và xanh da trời nhưng không còn nguyên vẹn. Tiến sỹ Puljiz cho biết, cung điện Kemunne là địa điểm thứ hai trong khu vực có thể tìm thấy những bức bích họa của thời kỳ đế chế Mitani.
Vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, tranh bích họa treo tường là một đặc điểm điển hình ở các cung điện thuộc vùng Cận Đông cổ đại, nhưng chúng hiếm khi được bảo tồn. Bởi vậy, việc khám phá những bích họa tại cung điện Kemune là một trong những điều quan trọng.
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, cả nhóm còn khai quật 10 bảng đất sét được viết bằng chữ hình nêm (một loại ngôn ngữ cổ đại). Đó có thể là một phần của thành phố Zakhiku, một thành phố lớn hơn nằm ở phía bắc.
Hiện những cổ vật này đang chuyển sang Đức để các chuyên gia tiến hành phiên dịch. “Thông qua những văn bản này, chúng tôi hi vọng sẽ có thêm thông tin về kiến trúc của Đế chế Mitani, những mối quan hệ của Đế chế này với các trung tâm hành chính lân cận”, ông Puljiz nói.
Cung điện Kemune lần đầu xuất hiện vào năm 2010 khi mực nước trong hồ hạ thấp, nhưng lần này mới được khai quật.
Đế chế Mitani là một trong những Đế chế ít được biết tới nhất ở vùng Cận Đông cổ đại. Ngay cả thủ đô của Đế chế này vẫn chưa được xác định. Vào thời kỳ đỉnh cao, quốc gia Mitani trải dài từ bờ biển phía đông Địa Trung Hải trên khắp các vùng của Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Nó tồn tại trong thế kỷ 15 và 14 trước Công nguyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Phong tục kỳ lạ của bộ tộc kiểm tra ‘trinh tiết’ nam giới bằng cách đi tiểu
CLIP: Bị 60 linh cẩu truy sát, sư tử phản đòn rồi nhận cái kết khó tin
CLIP: Đói quá hóa liều, sư tử liều mạng săn nhím và cái kết khó ngờ