Cung điện bị mất của Hãn vương Mông Cổ "hiện hình" ở Thổ Nhĩ Kỳ
"Thần biển nổi giận", nhà vua phải tháo chạy khỏi cung điện / Độc đáo cung điện xây trong vách đá ở Mỹ
Theo Daily Sabah, các nhà sử học và khảo cổ học từ lâu đã tìm hiểu, đối chiếu cổ văn và biết về sự hiện diện của một cung điện đồng thời là thành đô mùa hè trong khu vực, nhưng các ghi chép không ghi chính xác cung điện nằm ở đâu.
Tuy nhiên những manh mối đã dần hé lộ khi một nhóm gồm 8 chuyên gia từ Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ khảo sát ở khu vực Đồng bằng Çaldıran, miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, dưới sự dẫn đầu của Giáo sư Ersel, Trưởng khoa Khảo cổ học Thổ Nhĩ Kỳ - Hồi giáo của Đại học Izmir Katip Çelebi.

Các nhà khảo cổ đang làm việc trên nơi từng là cung điện của Hãn vương Mông Cổ - Ảnh: AA
Theo Ancient Origins, tháng trước, họ đã phát hiện ra một lò gốm cổ và nhiều đồ gốm có niên đại từ thời Ilkhanate, chính là nhà nước cổ đại được xây dựng nên từ các vùng đất bị xâm lược thuộc Iraq, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan ngày nay. Húc Liệt Ngột chính là người cai trị đầu tiên của Ilkhanate, từ năm 1251, trước khi trở thành Hãn vương Mông Cổ.
Họ còn tìm thấy các "caravanserai", một dạng quán trọ ven đường dọc theo các tuyến đường thương mại lớn trong khu vực này.
Sau đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm thấy các tàn tích khác trong tình trạng bị hủy hoại nặng nề, nhưng được cho chính là cung điện xa xưa của Húc Liệt Ngột. Mặc dù hầu như nó đã bị hủy hoại hoàn toàn nhưng họ vẫn tìm thấy rất nhiều hiện vật có giá trị bao gồm mảnh ngói, gạch tráng men, mảnh gốm và sứ tráng men 3 màu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Phát hiện sinh vật “không đầu, không chân” 444 triệu năm tuổi với cơ thể nguyên vẹn kỳ lạ hơn cả xác ướp
CLIP: Linh miêu phi thân bắt gọn gà sao giữa không trung
CLIP: Lợn rừng liều mạng thoát khỏi nanh vuốt hổ dữ và cái kết
CLIP: Linh miêu phi thân như tia chớp, đoạt mạng gà tây trong chớp mắt
CLIP: Hai chú chó rừng liều lĩnh tấn công linh miêu để giành lại xác đồng loại
CLIP: Bầy sư tử bao vây, đoạt mạng hươu cao cổ