Cùng lúc lợi dụng cả Lã Bố và Lưu Bị để đạt mục đích, Tào Tháo rốt cục nham hiểm tới mức nào?
Vượt mặt Tào Tháo, Lưu Bị, đây là nhân vật trong Tam quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới hậu thế / Từng giúp Đông Ngô đánh bại Thục Hán, vì sao Lục Tốn vẫn bị Tôn Quyền thanh trừng?
Bàn về tính cách của nhân vật Tào Tháo trong "Tam Quốc diễn nghĩa", có người đã từng đưa ra nhận định ông thuộc vào kiểu người sẽ trở thành "năng thần trong thời bình", nhưng lại là "gian thần trong thời loạn". Và sự thật là cho tới ngày nay, tính cách của nhân vật này vẫn là một chủ đề tương đối gây tranh cãi.
Có người cho rằng Tào Tháo quả thực là kẻ gian hùng, có người lại khẳng định ông chính là một bậc kiêu hùng.
Thế nhưng dù thế nào thì ít ai có thể phủ nhận được một sự thật: Đó là Tào Tháo rất biết cách nhìn người, dùng người.
Trong phạm vi của "Tam Quốc diễn nghĩa" nói riêng, thủ đoạn dùng người của vị quân chủ này còn đáng sợ tới nỗi dễ dàng biến những nhân vật khét tiếng khác trở thành quân cờ của mình. Và Lã Bố cùng Lưu Bị cũng từng nằm trong số đó.
Lý do khiến Lã Bố và Lưu Bị lọt vào tầm ngắm của Tào Tháo
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Năm xưa sau khi hay tin cha mình bị giết hại, Tào Tháo một mực muốn đánh hạ Từ Châu để báo thù.
Thế nhưng lúc này một nhân vật là Trần Cung đã đột ngột xuất hiện. Trần Cung vốn từng cứu mạng Tào Tháo, nhưng sau khi chứng kiến ông lạm sát người vô tội thì đã rời đi và đầu quân cho Lã Bố.
Dưới sự bày mưu tính kế của mưu sĩ họ Trần này, Lã Bố đã dẫn quân đánh vào đại bản doanh của Tào Tháo.
Lúc này, Tào Tháo đang dẫn quân chủ lực đi chinh phạt Từ Châu. Thế nhưng đại bản doanh đóng vai trò vô cùng trọng yếu, vì vậy ông chỉ có thể bỏ Từ Châu để đem quân về ứng cứu.
Kết quả là sau khi trở về, ông cùng Lã Bố giao chiến mấy hồi, hai bên đều bị thiệt hại nên đành tạm lui binh.
Cùng lúc đó, Đào Khiêm ở Từ Châu đã qua đời, đem tòa thành này truyền lại cho Lưu Bị. Lã Bố sau đó cũng bị đẩy vào thế bí trước quân Tào, chỉ còn cách thu binh và tới nương nhờ nơi Lưu Bị.
Cũng kể từ đây, Tào Tháo đã bắt đầu bày mưu tính kế để biến Lã Bố và Lưu Bị thành những quân cờ đem lại lợi ích cho mình.
Tào Tháo đã thao túng Lưu Bị và Lã Bố như thế nào để đạt được mục đích?
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sau khi nghe tin Hán Hiến Đế bị uy hiếp, Tào Tháo đã chủ động hộ tống nhà vua về Hứa Đô, từ đó thuận lợi tiến hành kế sách "nắm lấy Thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu".
Lúc này, ông vốn muốn phái Hứa Chử trực tiếp dẫn quân đánh Lưu Bị ở Từ Châu. Nhưng khi đó vì có mưu sĩ can ngăn và hiến kế, ông đã quyết định chủ động phong choLưu Bị chức tước, sau đó âm thầm hạ lệnh cho Lưu Bị giết Lã Bố.
Mục đích của ông là muốn châm ngòi mâu thuẫn giữa hai nhân vật này, để cho Lưu Bị và Lã Bố nảy sinh mâu thuẫn và tàn sát lẫn nhau. Thế nhưng mưu kế này ban đầu không thành, vì Lưu Bị đã quyết định tha cho Lã Bố một mạng.
Không dừng lại ở đó, Tào Tháo lại âm thầm châm ngòi mâu thuẫn giữa Viên Thuật và Lưu Bị, rồi lại lệnh cho Lưu Bị đi chinh phạt Viên Thuật.
Đây thực chất cũng là một âm mưu thâm sâu khác, để cho Lưu Bị cùng lúc đắc tội với cả hai phe Lã Bố và Viên Thuật, còn Tào Tháo sẽ ngồi giữa hưởng lợi.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Kết quả cũng không ngoài dự liệu, vì bị Trương Phi chọc giận, Lã Bố đã lấy cớ này để dẫn quân công chiếm Từ Châu.
Mà Lưu Bị khi ấy đang cùng Viên Thuật giao chiến, lại bị Viên Thuật đánh lén doanh trại, cuối cùng chỉ có thể thảm bại thu binh, đến mảnh đất đặt chân cũng không còn.
Dù sau đó vẫn được Lã Bố "nhường" cho đất đóng quân ở Tiểu Bái, thế nhưng cũng kể từ đây, Lưu Bị và Lã Bố đã kết mối thâm thù khó có thể hóa giải. Sau khi nương nhờ Tào Tháo, Lưu Bị còn hỗ trợ vị quân chủ này đuổi cùng giết tận kẻ thù họ Lã.
Từ đó có thể thấy, mục đích của Tào Tháo là châm ngòi mâu thuẫn giữa Lưu – Lã quả thực đã thành công.
Và những nhân vật khét tiếng như Lã Bố, Lưu Bị cũng đã bị ông biến thành quân cờ để thu về lợi ích.
Theo Qulishi, đây chính là một trong những minh chứng về thủ đoạn dùng người cao siêu của Tào Tháo, cũng là yếu tố bộc lộ sự đáng sợ về tính cách của vị quân chủ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ