Vượt mặt Tào Tháo, Lưu Bị, đây là nhân vật trong Tam quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới hậu thế
Nổi danh là trọng nhân tài, vì sao Tào Tháo lại chưa từng chủ động chiêu nạp Khổng Minh? / Quan Vũ khiến Tào Tháo "vừa yêu vừa hận", tất cả vì vài nguyên nhân sau
Chúng ta biết đến Quan Vũ qua cảnh "kết nghĩa vườn đào", thời niên thiếu của Quan Vũ, sử sách ghi chép lại rất ít, trước khi gặp Lưu Bị và Trương Phi, Quan Vũ chỉ là một người bán táo tàu. Khoảnh khắc kết nghĩa ở vườn đào cũng là lúc cuộc đời của Quan Vũ bước sang một trang mới.
Quan Vũ cùng Lưu Bị theo Công Tôn Toản, lập nên chiến công đầu tiên đó là chém Hoa Hùng, sau này, cũng cùng Lưu Bị đồng cam cộng khổ, tác chiến hơn 30 năm ròng, trải qua không biết bao nhiêu trận chiến lớn nhỏ. Lưu Bị sau khi lên ngôi lập Quan Vũ làm đại tướng quân, đây cũng là giai đoạn chính trị đỉnh điểm của Quan Vũ.
Nhưng đối với chức phong mà Lưu Bị phong cho mình, Quan Vũ dường như không thích lắm. Bởi cùng hàng với ông khi đó còn có Trương phi, Hoàng Trung, Mã Siêu… vì vậy, trong lúc chinh chiến nơi xa trường, Quan Vũ thường dùng danh mà Hán Hiến Đế phong cho mình đó là "Hán Thọ Đình Hầu".
Hình ảnh Quan Vũ trên màn ảnh nhỏ
Sau khi Quan Vũ chết, Thục Hán hậu chủ Lưu Thiện truy tặng ông tước "Tráng Mậu hầu", đây cũng là vinh dự cao nhất mà ông nhận được.
Quan Vũ từ hầu lên công, từ công thành vương, từ vương lên đế, từ đế lên thánh, làm nên một kỳ tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc. Sau cùng, sánh ngang với Khổng Tử (Vua Càn Long tôn ông làm "Sơn Tây Quan Phu Tử" năm 1736, trở thành nhân vật thứ hai trong lịch sử Trung Quốc nhận danh hiệu Phu Tử, chính thức đặt ông ngang hàng Khổng Tử), được phong là "Thánh võ", sức ảnh hưởng vượt xa Tào Tháo và Lưu Bị
Khoảng từ đầu triều đại nhà Tùy, Quan Vũ đã được thờ phụng. Đến thời nhà Tống, dưới sự tác động của những người cai trị, Quan Vũ một lần nữa được thần thánh hóa, hoàn toàn thay đổi từ một người thật sang một vị thần linh.
Thời kì Bắc Tống, thù trong giặc ngoài tung hoành, lúc này, người ta bắt đầu hoài niệm đến vị dũng tướng trung thành, cuối cùng, Quan Vũ được chọn làm tấm gương giúp mọi người noi theo.
Cũng vào lúc này, quê hương của Quan Vũ là Giải Châu (nay là Vận Thành, tỉnh Sơn Tây) thường gặp phải thảm họa thiên nhiên, Tống Nhân Tông thấy vậy đã phái Trương Thiên Sư đi xử lý, Trương Thiên Sư sau khi đến đó đã mời "Quan Vũ" ra mặt giúp đỡ, cuối cùng mới diệt được yêu nghiệt.
Cũng từ đó, Tống Nhân Tông đã bắt đầu sùng bái Quan Vũ. Tới thời Tống Huy Tông, Quan Vũ được truy phong là "Trung huệ công", "Sùng ninh chân quân". Tới thời Tống Cao Tông được phong là "Tráng Mậu nghĩa dũng võ an anh kì vương".
Thời nhà Minh. Minh Thành Tổ ra lệnh đổi hết tên những đền thờ Quan Vũ thành "Trung võ đền", đồng thời hạ lệnh xây dựng "Đền Quan quốc gia", mỗi năm quân thần đều đến lễ bái.
Cho tới thời Quang Tự, danh hiệu của Quan Vũ dài lên tới 26 chữ: "Trung nghĩa thần võ linh hựu nhân dũng uy hiển hộ quốc bảo dân tinh thành tuy tịnh dực tán tuyên đức quan thánh đại đế"
Ông cũng là vị võ tướng duy nhất có 1 điện thờ riêng tại Đế vương miếu (miếu đền được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng để thờ những vị quan văn, võ tài năng và tận trung nhất qua các triều đại)
So với sự sùng bái của các bậc thống trị, tấm lòng của nhân dân đối với Quan Vũ cũng không hề kém canh. Trên khắp Trung Quốc, đền lớn đền nhỏ đâu đâu cũng thấy đền Quan Vũ, dân gian còn truyền nhau rằng "Huyện huyện có văn miếu, thôn thôn có võ đền". Theo ước tính vào cuối thời nhà Thanh, đầu thời kì Dân quốc cả nước Trung Quốc có khoảng 300.000 ngôi đền võ và nó cũng đã trở thành một trong những nét văn hóa độc đáo của quốc gia này.
Ngoài ra, người dân còn tôn Quan Vũ làm thần bảo hộ cho mọi lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt của mình: ông là vị thần nghĩa dũng của các vị anh hùng, là vị thần tài của các thương nhân; là vị thần thủy vận của dân chài….
Ngày nay, sự tôn thờ Quan Vũ đã vượt qua ranh giới giai cấp, giới tính, tuổi tác… và thậm chí vượt qua cả quốc tịch và biên giới quốc gia mà ngay cả những lãnh đạo nổi tiếng như Lưu Bị hay Tào Tháo cũng không làm được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ