Cung nữ đến tuổi đều bị buộc rời khỏi Tử Cấm Thành, số phận long đong không ai thèm cưới vì một nguyên nhân
Cung nữ thời xưa “thèm chuyện ấy” thì phải làm sao? Hóa ra họ giải quyết nhu cầu sinh lý bằng cách này / Tại sao phi tần có thể đánh nhưng tuyệt đối không bao giờ mắng cung nữ?
Thái giám bản chất vốn là đàn ông nên có thể lực tốt hơn, họ thường đảm đương một số công việc nặng nhọc, trong khi công việc của cung nữ tương đối nhẹ nhàng. Tuy nhiên không vì thế mà cung nữ đỡ khổ.
Vào thời nhà Thanh, hàng năm Tử Cấm Thành đều mở kỳ tuyển cung nữ, chiêu mộ các cô gái dưới 15 tuổi tộc Bát Kỳ vào cung. Sau khi được đào tạo, họ sẽ trở thành cung nữ. Song ngoài mục đích không cần phải lo miếng cơm manh áo, không ít cung nữ cũng ôm hy vọng được Hoàng đế sủng ái, từ đó một bước lên mây, thay đổi số phận. Tuy nhiên nếu những cung nữ đến tuổi 25 mà vẫn chưa có sự đột phá trong thân phận (trở thành phi tần hoặc thăng chức), họ sẽ bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành.
Có một hiện tượng đáng buồn là sau khi cung nữ xuất cung, ít ai muốn kết hôn với họ, ngoại trừ các phú hộ nhà giàu thuê về tiếp tục làm hạ nhân.
Thông thường, 25 là độ tuổi khá lý tưởng để kết hôn, tại sao những cung nữ này sau khi rời cung lại không tìm được chồng?
Bị nam giới nhà giàu chê còn chưa nói, ngay cả đàn ông thô kệch và nông dân cũng không muốn kết hôn với họ. Về nguyên nhân của vấn đề này, Phổ Nghi từng nói trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi".
Theo Phổ Nghi, mặc dù công việc của những cung nữ này không nặng nhọc như các thái giám nhưng cuộc sống hàng ngày của họ rất nhàm chán, nếu không phải bận bịu phục vụ chủ tử thì ngoài ra không còn gì khác để nói.
Sống trong cung, cung nữ phải kiêng quan hệ tình dục, hàng ngày phải hầu hạ người khác, không được phạm sai lầm, không được xúc phạm bất cứ ai trong cung, nếu không sẽ bị phạt nặng, thậm chí là mất mạng.
Trong hoàn cảnh đó, nhiều cung nữ mắc phải một căn bệnh - chứng uất, trong Đông y thường gọi là huyết ứ.
Có lẽ nhiều người chưa nghe nói đến chứng bệnh này, nói đơn giản thì đó chính là suy nhược cơ thể. Sở dĩ những cung nữ này mắc phải căn bệnh này hoàn toàn là do trong cung không ăn uống đúng giờ đủ bữa, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng quá mức, mỗi ngày sống dưới áp lực lớn. Bệnh huyết ứ tuy có thể chữa khỏi nhưng lại tốn rất nhiều tiền. Do đó, cung nữ dẫu biết thân thể mình không được khỏe nhưng cũng không thể làm gì khác ngoài chịu đựng.
Nam giới thời bấy giờ ít người đồng ý cưới cô gái từng làm cung nữ trong cung là vì sợ họ không thể sinh con hoặc đứa nhỏ sinh ra bị chết yểu.
Ở thời phong kiến, địa vị của nữ giới vô cùng thấp hèn. Một khi được gả về gia đình nào đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của họ phải là sinh con nối dõi tông đường, đặc biệt phải sinh được con trai. Người thời bấy giờ cho rằng nếu không sinh được con hoặc không sinh được con trai thì hoàn toàn do lỗi của người phụ nữ, người chồng có quyền năm thê bảy thiếp để cuộc sống sung túc và con đàn cháu đống.
Hơn nữa, vì sức khỏe không đảm bảo, nếu lấy cung nữ về làm vợ cũng không thể phụ giúp gia đình được bao nhiêu, nên thà không cưới còn hơn.
Công chúa Đức Linh, người mà Từ Hi Thái hậu rất yêu quý, từng nói rằng hầu hết các cung nữ trong cung đều bị chứng huyết ứ, trông họ đều bơ phờ và không biết khi rời khỏi cung sẽ làm gì. Bà biết rõ rằng số phận của họ sau khi xuất cung hầu như rất thê thảm.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này