Cung thủ giỏi nhất triều Trần, bắn chết kẻ phản quốc trên lưng ngựa
Nguyễn Địa Lô được suy tôn là cung thủ giỏi nhất thời Trần. Ảnh minh họa.
Nguyễn Địa Lô là một trong những cung thủ tài năng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tài bắn cung của ông đương thời nổi danh thiên hạ, được suy tôn là cung thủ số một của nhà Trần với biệt danh “Thần tiễn đương thời”.
"Thần tiễn đương thời" là tướng của Hưng Đạo Vương. Ảnh minh họa.
Nguyễn Địa Lô là mãnh tướng, thuộc hạ trung thành của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Ông từng bắn chết kẻ phản quốc Trần Kiện. Ảnh minh họa.
Trong kháng chiến chống chống quân xâm lược Nguyên - Mông, Nguyễn Địa Lô từng bắn chết kẻ phản quốc Trần Kiện khi y đang theo quân Nguyên cố chạy trốn.
Người bị Nguyễn Địa Lô bắn chết là con rể của vương gia Trần Quang Khải. Ảnh minh họa.
Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, được phong tước Chương Hiến Hầu. Y là người có tài, giỏi thơ văn, thông thạo cưỡi ngựa, bắn cung, được triều đình tin tưởng, cho thay cha làm Tĩnh Hải quân Tiết Độ sứ và được Trần Quang Khải gả con gái. Tuy nhiên, Trần Kiện lại lầm đường lạc lối, hàng quân Nguyên để rồi cuối cùng bị bắn chết trên đường chạy trốn.
Ngoài Nguyễn Địa Lô, nhà Trần còn có danh tướng Phạm Ngũ Lão bắn cung rất giỏi. Ảnh minh họa.
Giống Nguyễn Địa Lô, hổ tướng Phạm Ngũ Lão cũng là cung thủ rất giỏi thời Trần. Theo một số tài liệu, ông từng bắn gãy lá cờ đang bay từ khoảng cách rất xa.
Tướng của Trần Hưng Đạo gồm người: Dã Tượng, Cao Mang, Đại Hành… Ảnh minh họa.
Yết Kiêu, Dã Tượng, Cao Mang, Đại Hành và Nguyễn Địa Lô là 5 thuộc hạ giỏi, trung thành của Trần Hưng Đạo. Họ cùng Hưng Đạo Vương đánh bại quân Nguyên - Mông xâm lược.
Yết Kiêu được phong làm "Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân". Ảnh minh họa.
Yết Kiêu là một trong những tướng tài giỏi nhất của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lội, ban đêm thường lặn xuống nước, khoan thủng thuyền địch, được phong làm "Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân".
"Có thể bạn quan tâmTrần triều đệ nhất đô soái thủy quân" từng được vua nước Mông Cổ gả công chúa cho. Ảnh minh họa.
Sau chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược, Yết Kiêu từng được cử đi sứ nhà Nguyên. Vị vua người Mông Cổ mến tài, có ý định gả công chúa cho ông nhưng Yết Kiêu từ chối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đơn độc thị uy sức mạnh, cướp mồi từ cả đàn sư tử
CLIP: Rắn hổ mang cực độc bò vào tận 'hang ổ', tấn công sư tử
Một số loài chim bỏ đói một con trong đàn - sự tàn nhẫn của chim mẹ hay chọn lọc tự nhiên?
CLIP: Trâu rừng húc bay sư tử lên không trung nhưng vẫn phải nhận cái kết đắng chát
Tại sao nước tự nhiên không có hạn sử dụng, nhưng nước đóng chai lại có?
Tại sao người ta thường rơi nước mắt trước khi chết: Câu trả lời nhà khoa học đưa ra khiến nhiều người 'sốc'