Cuộc bao vây đáng sợ nhất lịch sử: Đức nỗ lực "san phẳng" Leningrad, Hồng quân quyết cứu bằng được
Số phận lận đận của 'quái vật bay' thời Liên Xô / Tài phá hủy của người lính Hồng quân Liên Xô khiến trùm phát xít Hitler nổi đóa
Trang tư liệu Nga Rusia Beyond (RBTH) trích dẫn: "Đức không ngần ngại trong quyết định san bằng Moscow và Leningrad (giờ là thành phố Saint Petersburg) để loại bỏ hoàn toàn cư dân của hai thành phố. Đây là những cư dân mà nếu chúng tôi không loại bỏ, thì sẽ phải nuôi họ sống trong suốt mùa đông,.." tham mưu trưởng của Tư lệnh tối cao quân đội Franz Halder đã viết trong nhật kí của mình vào ngày 8/7/1941 - ngay khi bắt đầu chiến dịch Barbarossa.
Là kết quả của cuộc tiến công nhanh chóng của Cụm tập đoàn quân Bắc qua các nước Baltic, quân Đức đã tiếp cận Leningrad ngay từ mùa hè năm 1941. Cùng lúc đó, quân đội Phần Lan đang tiếp cận thành phố từ Karelia.
Quân đội Đức gần Leningrad. Ảnh: RBTH.
Ngày 8/9/1941, quân Đức chiếm được thị trấn Shlisselburg trên bờ Hồ Ladoga, bao vây Leningrad từ đất liền. Khoảng nửa triệu quân Liên Xô, gần như tất cả các tàu của Hạm đội Baltic và khoảng ba triệu dân thường bị mắc kẹt ở thành phố lớn thứ hai Liên Xô.
Ảnh: RBTH.
Nỗ lực tấn công thành phố ngay sau đó đã thất bại. Đến giữa tháng 9, Leningrad biến thành một pháo đài. hơn 600km hào chống tăng và chướng ngại vật bằng dây, 15.000 trụ bảo vệ và boong-ke, 22.000 điểm bắn, 2.300 trạm chỉ huy và quan sát đã được triển khai trên các hướng tiếp cận thành phố. Tại Leningrad, 4.600 hầm tránh bom đã được thiết lập, có sức chứa lên tới 814.000 người.
Ảnh: Sputnik.
Sợi dây duy nhất nối Leningrad với "đất liền" là một tuyến đường dọc theo Hồ Ladoga, được gọi là "Con đường của sự sống". Đây là tuyến đường hỗ trợ việc vận chuyển thực phẩm và sơ tán người dân. Trong nỗ lực phá hủy mắt xích cuối cùng này, quân Đức đã tới sông Svir, nơi họ hy vọng sẽ hợp lực với quân Phần Lan, Vào ngày 8/11, họ chiếm thị trấn Tikhvin, cắt đứt tuyến đường sắt duy nhất vận chuyển hàng hóa từ bờ phía Đông của Hồ Ladoga tới Leningrad.
Chính vì vậy mà khẩu phần vốn ít ỏi mà người dân thành phố này nhận được lại phải giảm thêm. Tuy nhiên, nhờ sự kháng cự quyết liệt của Hồng quân mà kế hoạch của quân Đức bị cản trở và Tikhvin đã bị tái chiếm một tháng sau đó.
Con đường của sự sống. Ảnh: RBTH.
Tuy nhiên, việc giao hàng hạn chế bằng đường hàng không và dọc theo Hồ Ladoga không thể đáp ứng được nhu cầu của thành phố lớn như Leningrad. Mỗi ngày, những người lính ngoài tiền tuyến được nhận 500 gram bánh mì, công nhân được nhận 375 gram, những người phụ thuộc và trẻ em chỉ được nhận 125 gram. Mùa đông khắc nghiệt năm 1941 - 1942 sau đó đã tới cùng nạn đói.
"Mọi người ăn tất cả, từ cái thắt lưng tới cái đế giày da. Không có một con mèo hay con chó nào lại có thể sống sót ở thành phố chứ đùng nói tới bồ câu hay quạ. Không có điện và nguồn nước duy nhất là từ sông Neva. Chính vì thế mà có nhiều người đã chết vì đói và kiệt sức trên đường tới sông lấy nước," Yevgeny Alyoshin nhớ lại.
Ảnh: RBTH.
Nạn đói đã khiến nhiều người thiệt mạng.
Ảnh: RBTH.
Vào mùa xuân năm 1942, Leningrad đã dần trở lại cuộc sống bình thường sau cơn ác mộng của nạn đói vào mùa đông, nguồn lương thực được cải thiện, hoạt động giao thông công cộng được nối lại. Cùng lúc đó, một đoàn xe của quân du kích Liên Xô đã tới thành phố. Hàng trăm kilomet phía sau chiến tuyến của kẻ thù bị bao vây và vào ngày 29/3, các du kích đã vào được bên trong Leningrad, giao 223 xe hàng cùng 56 tấn bột mì, ngũ cốc, thịt, đậu, mật ong và bơ cho cư dân thành phố.
Ảnh: RBTH.
Ngay từ những ngày đầu tiên bị bao vây, Hồng quân đã nỗ lực không ngừng để tiến vào thành phố. Tuy nhiên, cả bốn chiến dịch tấn công lớn được thực hiện trong các năm 1941-1942 đều thất bại: không đủ nhân lực, tài nguyên và kinh nghiệm chiến đầu. Phó chỉ huy trung đoàn 939 Chipyshev - người tham gia vào chiến dịch Sinyavino năm 1942 nhớ lại: "Chúng tôi tấn công vào năm 3/4/9 từ sống Chernaya trên Kelkolovo mà không có pháo binh yểm trợ. Đạn pháo của tiểu đoàn không vừa với pháo 76 mm của chúng tôi. Các khẩu súng máy trong các hộp chứa thuốc của Đức vẫn không bị ảnh hưởng nhưng bộ binh tổn thất rất lớn."
Các binh sĩ Hồng quân trong chiến dịch tấn công Sinyavinskaya lần thứ 2 năm 1942. Ảnh: Sputnik.
Sau thất bại của quân Đức tại Stalingrad, thế chủ động trong cuộc chiến bắt đầu chuyển dần sang Hồng quân. Vào ngày 12/1/1943, Bộ Tư lệnh Liên Xô phát động cuộc tấn công Iskra, cuối cùng đã thành công. Quân đội Liên Xô đã giải phóng thành phố Shlisselburg và dọn sạch bờ biển phía nam của Hồ Lagoda, khôi phục lại liên lạc của Leningrad với "đất liền".
Ảnh: Sputnik.
"Tôi nghĩ đó là vào ngày 19/1/1643, khi tôi chuẩn bị đi ngủ thì lúc 11 giờ tối, tôi nghe thấy đài phát thanh đột nhiên xôn xao," y tá Ninel Karpenol nhớ lại. "Tôi đến gần hơn và nghe đài phát thanh thông báo rằng vòng vây đã được dỡ bỏ. Chúng tôi chạy ra khỏi phòng la hét và khóc. Mọi người đều rất vui mừng. Cuộc bao vây đã kết thúc."
Cuộc bao vây đã kết thúc. Ảnh: RBTH.
Một năm sau, trong Chiến dịch Sấm sét vào tháng 1, quân đội Liên Xô đưa quân Đức ra khỏi Leningrad, chấm dứt mọi mối đe dọa đối với thành phố. Ngày 27/1, cuộc bao vây chính thức được tuyên bố dỡ bỏ. Trong 872 ngày Leningrad bị bao vây, 650.000 tới 1.500.000 cư dân của thành phố đã chết vì đói, rét hoặc vì các cuộc tấn công bằng pháo binh và không kích.
Ảnh: RBTH.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù