Khám phá

Cuộc đời bi thảm của vị Hoàng đế chết không có lăng mộ

DNVN – Xuất thân cao quý nhưng đến khi chết lại không có lăng mộ cho riêng mình và đó chính là một trong những thứ "bi đát" của Hán Thiếu Đế - Lưu Biện

Sự thật về lãnh cung: Từng có hoàng đế ra đời từ nơi cấm cung 'ghẻ lạnh' và sự tồn tại bí ẩn của lãnh cung cho đàn ông / Bí quyết làm đẹp để 'chiếm trọn trái tim' hoàng đế của Dương Quý Phi

Hán Thiếu Đế tên thật là Lưu Biện - con của Hán Linh Đế - Lưu Hoành và Linh Tư hoàng hậu Hà Thị. Trước khi Hán Thiếu Đế ra đời, các hoàng tử của Hán Linh Đế đều chết yểu mà không có nguyên do.

Vì lo sợ con trai của mình cũng gặp phải tình trạng tương tự, Linh Tư hoàng hậu Hà Thị đã đưa Lưu Biện đến sống tại nhà đạo nhân Sử Tử Miễu, một đạo nhân có đạo thuật tinh tường nhăm giúp hoàng tử được bảo vệ an toàn. Thậm chí, bà còn không cho mọi người gọi tên thật của Hoàng tử, thay vào đó là cái tên “Sử Hầu” để "dễ nuôi".

Vốn xa cách từ nhỏ, lại không quen với lễ nghi trong cung nên Lưu Biện không hề được lòng phụ hoàng mình như hoàng tử Lưu Hiệp - con của Vương mỹ nhân. Do đó, khi đại thần muốn Hán Linh Đế - Lưu Hoành lập Thái tử, vị vua này còn nhiều phân vân vì một bên là gia đình ngoại thích Hoàng hậu, một bên là vị hoàng tử có tài trí. Thế nhưng, khi chưa kịp lập ngôi thái tử thì Hán Linh Đế đã băng hà.

Ảnh minh họa.

Thế lực của gia tộc Hà Thị vô cùng lớn mạnh. Dưới sự ủng hộ và hậu thuẫn của Hà Tiến – đại tướng quân cũng là anh trai của Hà thị Hoàng hậu, bè cánh theo phe gia tộc họ Hà đã dốc sức đưa Lưu Biện lên ngôi. Còn về phần Lưu Hiệp được phong là Bột Hải Vương, sau này được phong làm Trần Lưu Vương. Sau khi hoàng đế mới lên ngôi, triều đình nhà Đông Hán vô cùng lục đục. Đám quan viên, đại thần dựa vào việc tiên đế không muốn lập Lưu Biện làm thái tử mà chống đối và quấy phá. Một tâm muốn đưa Trần Lưu Vương lên ngôi. Hà thị không chấp nhận và muốn ra tay sát hại những đại thần không cùng phe cánh.

Chưa kịp ra tay thì âm mưu đã bại lộ, đám người ủng hộ Trần Lưu Vương đã ra tay trước. Nhân cơ hội Hà Tiến vào cung, bọn họ đã sát hại ông ta. Trước tình hình nguy cấp ấy đám Lưu Biện, Lưu Hiệp đã bỏ trốn ra khỏi hoàng cung. Trong thời gian chạy trốn, Lưu Biện sống cảnh màn trời chiếu đất, đói ăn thiếu mặc, niếm trải đủ nỗi khổ của nhân gian. Đúng lúc khó khăn cùng cực, Hán Thiếu Đế lúc bấy giờ gặp được Đổng Trác, là trợ thủ được Hà Tiến mời về để mưu sát các đại thần trong triều, trên đường đi nghe nói trong cung có biến, Lưu Biện bị bắt làm tù binh nên quay ngựa nghênh chiến muốn lập công lớn.

Ảnh minh họa.

Lưu Biện không phải người thông minh, nhanh nhẹn. Vì không hiểu được ý Đổng Trác nên ăn nói lắp bắp, sợ sệt không hề có khí thái của một đấng quân vương. Ngược lại Lưu Hiệp tuy nhỏ tuổi nhưng thần thái nhẹ nhàng, đĩnh đạc, toát ra khí chất của một quân vương. Sau khi trở về cung, Lưu Biện đã cho ân xá thiên hạ, đến ngày thứ ba đổi niên hiệu thành Chiêu Ninh, Đổng Trác tự mình đứng ra tổ chức đại hội đại thần và thể hiện rõ quan điểm của mình về việc phế truất Lưu Biện.

 

Sau khi Lưu Biện bị phế thành Hoằng Nông Vương, triều đình lại một phen rối ren và loạn lạc. Nhiều anh hùng hào kiệt trong thiên hạ đã khởi binh. Trước tình hình đó, Đổng Trác lo lắng vì sợ đại thần đổ lỗi do mình phế Lưu Biện muốn tình cách sát hại mình. Ông ta đã ra tay giết Lưu Biện trước, khi chết Lưu Biện mới chỉ 15 tuổi. Sau khi Lưu Biện chết cũng không được tổ chức tang lễ đàng hoàng, vì mọi quyền hành nằm trong tay Đổng Trác mà tân hoàng đế khi ấy còn quá nhỏ. Thêm vào Lưu Hiệp có mối thâm thù với Lưu Biện, cái chết của Vương mỹ nhân do chính tay Hà Hoàng hậu gây ra. Cuối cùng Lưu Hiệp đã hạ chỉ táng Lưu Biện vào mộ huyệt của cố thần quan Triệu Trung (là mộ huyệt Triệu Trung đã chuẩn bị sẵn cho việc mai sau mình chết).

Từng là bậc đế vương, xuất thân danh gia vọng tộc, lại có kết cục bi thảm không ai bằng.

Huệ Phương (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm