Từ một cô kỹ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời lại quá khắc nghiệp với cô, mồ côi cha mẹ từ nhỏ rồi lại được “đào tạo” thành kỹ nữ có bài bản.
Lý Sư Sư
Theo ghi chép của sách thì Lý Sư Sư là con gái của một người thợ nhuộm tên là Vương Dần, là người Biện Kinh, tức Khai Phong, thuộc Hà Nam, Trung Quốc. Mẹ Lý Sư Sư qua đời ngay từ khi mới sinh cô, vì vậy, cha cô chỉ dùng sữa đậu nành để nuôi cô lớn.
Theo phong tục thời bấy giờ, những gia đình quý tộc hoặc giàu có thường cho con cái gửi “thân” lên chùa. Gia đình vô cùng yêu quý cô con gái của mình vì vậy cũng đem cô con gái gửi lên chùa Bảo Quang. Khi mới đến chùa, Lý Sư Sư khóc ầm lên, dỗ dành thế nào cũng không chịu thôi.
Lúc đó một lão hòa thượng dùng tay xoa xoa vào đầu Lý Sư Sư, lập tức cô bé nín khóc ngay. Vương Dần thấy vậy mừng lắm, trong lòng nghĩ rằng con gái mình thực sự là một Phật tử chân chính. Thời bấy giờ, các đệ tử nhà Phật đều được gọi là “sư” (thầy) vì vậy, từ đó về sau, Vương Dần mới gọi con gái mình là Sư Sư.
Khi Lý Sư Sư mới 4 tuổi thì tai họa ập đến nhà họ Vương. Vương Dần phạm tội, bị bắt rồi chết trong nhà lao. Lý Sư Sư mới 4 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, trở thành đứa trẻ lang thang. Một bà chủ kỹ viện trong vùng thấy Lý Sư Sư xinh xắn, tương lai có thể trở thành một món hàng béo bở để kinh doanh vì vậy đã nhận Lý Sư Sư về nuôi.
Bà chủ kỹ viện này họ Lý vì vậy, Lý Sư Sư mới mang họ Lý. Để đào tạo Lý Sư Sư trở thành một
kỹ nữ theo đúng các chuẩn mực, tú bà họ Lý đã mời thầy dạy Lý Sư Sư từ đàn hát cho tới cầm, kỳ, thi, họa. Vốn là một đứa trẻ thông minh, Lý Sư Sư chỉ cần học một lần là thành thạo ngay.
Trong thời gian này, Lý Sư Sư còn được gọi bằng một “nghệ danh” cực kỳ hoa mỹ là “Bạch Mẫu Đơn” (hoa mẫu đơn trắng).
Với tài sắc hơn người, giai nhân nhanh chóng trở thành một kỹ nữ lừng danh chốn kinh thành.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Lý Sư Sư đã đẩy cô đến với một mối tình lãng mạn và cũng đầy bi kịch với vị Hoàng đế đa tình của
triều Tống: Tống Huy Tông Triệu Cát.
Tống Huy Tông là một ông vua nổi tiếng phóng đãng.
Khi đã chán ghét những gương mặt quen thuộc trong cung cấm, ông bèn mặc thường phục đến lầu xanh để tìm kiếm mỹ nhân.
Đó chính là thời điểm Tống Huy Tông rơi vào lưới tình với Lý Sư Sư.
Sự kiêu ngạo của người đẹp không những không làm Huy Tông chán ghét, ngược lại còn khiến ông vua rất mực tò mò.
Chính vì vậy, ông càng si mê Lý Sư Sư hơn.
Thậm chí, Huy Tông còn âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để cô sống ở lầu xanh.
Tiếp đó, để thuận tiện cho việc gặp gỡ mỹ nhân, ông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến nơi ở của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau.
Nhờ vậy, Tống Huy Tông không phải vi hành nữa, mỗi lần nhớ nhung người đẹp, vị Hoàng đế đa tình lại theo đường hầm tìm đến.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, quân Kim tấn công nhà Tống.
Khi địch tiến sát kinh thành, Tống Huy Tông đem ngai vàng truyền lại cho con trai rồi lên làm Thái thượng hoàng.
Ít lâu sau, cả hai cha con Tống Huy Tông đều bị quân Kim bắt và đày lên vùng biên ải phía Bắc.
Thất thế sa cơ, ông hoàng đa tình không thể chú ý tới người tình của mình nữa.
Vận mệnh của cô kỹ nữ lừng danh cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim.
Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất.
Có giai thoại kể rằng, giai nhân đã dùng trâm cài đầu đâm vào cổ tự vẫn sau khi lọt vào tay giặc.
Triệu Phi Yến - Hán Thành Đế Lưu Ngao
Con đường tiến thân từ một kỹ nữ xinh đẹp trở thành bà hoàng triều đình của Triệu Phi Yến cũng có phần khá giống với nàng Vệ Tử Phu.
Trong lịch sử Trung Quốc, Triệu Phi Yến là hoàng hậu của Hán Thành Đế Lưu Ngao - hoàng đế thứ 12 nhà Tây Hán. Người ta miêu tả nàng có vẻ đẹp tựa chim yến, tài sắc tuyệt vời.
Lúc bấy giờ, dù tại vị hoàng đế nhưng Hán Thành Đế lại là người ham mê tửu sắc, ông thường xuyên cải trang thành thường dân, đóng giả các công tử dòng dõi quý tộc, trốn ra khỏi cung để tìm thú ăn chơi, hưởng lạc.
Một lần, Hán Thành Đế đến nhà công chúa Dương A uống rượu. Trong bữa rượu, công chúa cho gọi nhiều ca nữ ra mua vui. Và giữa đám đông ấy, Hoàng đế đã như ngây dại trước người con gái sở hữu làn da trắng trẻo, chân tay thon thả mềm mại như cành liễu tên Triệu Phi Yến.
Khi Triệu Phi Yến uyển chuyển múa theo điệu nhạc, Hán Thành Đế càng ngây ngất. Ngay khi tiệc rượu kết thúc, hoàng đế đã bứt rứt không yên, cho triệu cô ca nữ này về cung, phong làm Tiệp dư. Ngày ngày Hán Thành Đế chìm đắm trong hoan lạc với Triệu Phi Yến.
Sau đó, cho dù vấp phải sự phản đối của Thái hậu khi chê xuất thân của Triệu Phi Yến thấp hèn nhưng nàng vẫn được vua phong làm hoàng hậu.
Có quyền chức trong tay, cùng với em gái của mình là Triệu Hợp Đức, Triệu Phi Yến đã làm chủ cả hậu cung nhà Hán. Tuy nhiên, trong suốt thời gian làm hoàng hậu, dẫu hoang dâm vô độ với rất nhiều nam nhân nhưng đến cuối đời, Triệu Phi Yến vẫn không sinh được con. Cuối cùng, nàng đã kết liễu cuộc đời bằng rượu độc.
Theo Thu/Khỏe & Đẹp