Mỹ nhân khiến Càn Long phải “ôm hận” cả đời
Càn Long là ông vua nổi tiếng đa tình với hàng trăm bà vợ. Những lại có một người con gái lại khiến cho ông phải “đau đớn” cả một đời.
Cuộc đời nhiều bi kịch vì bệnh tật của Napoleon / Vì sao hoàng đế Napoleon thất bại trước danh tướng độc nhãn?
Thanh Cao là Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh. Trong thời gian trị vì của mình, ông dùng niên hiệu Càn Long vì vậy hay được gọi là Càn Long Đế.
Khi Càn Long còn là hoàng tử Tứ A Ca, vào năm Ung Chính thứ 5, Tứ A Ca mới 17 tuổi. Nhưng do sắp xếp nên đã kết hôn cùng Phúc Sát Thị - con gái của tổng quản Sát Cáp Nhĩ Lý Vinh Bảo, sau đó lại lập tiếp thêm 2 trắc phúc tấn (thê) và một số nàng có thân phận thấp hơn. Mới 17 tuổi mà bên cạnh đã có 7,8 thê thiếp, chưa kể ngoài ra còn có 10 nàng. Trong số 10 nàng này, ngoài 1 người lớn tuổi là “ma ma” ra thì còn lại 6 người là “quan nữ tử”. Đám “quan nữ tử” này được chọn trong nội vụ phủ, nên đều là các nàng đang phơi phới tuổi xuân, xinh đẹp rạng rỡ.
Càn Long nổi tiếng là một ông vua phong lưu
Những người khiến cho Càn Long nhớ mãi là ai?
Hương Phi sinh ngày 15/9/1734 tức năm thứ 12 Ung Chính. Nàng là hậu duệ của thủy tổ Hồi giáo phái Cát Mộc Ba Nhĩ, Bỉnh Trì, Tân Cương. Gia tộc nàng là Hòa Trác vốn gọi là Hòa Trác Thị, còn được gọi là Hoắc Trác Thị. Cha là A Lí Hòa Trác là Hồi bộ đài cát, anh trai là Đồ Nhĩ Đô. Gia tộc Hương Phi sống lâu đời tại Diệp Nhĩ Khương, Tân Cương, Trung Quốc.
Tháng 5/1755, tức năm thứ 20 Càn Long, triều Thanh cho quân đến dẹp quân phản loạn ở A Mộc Nhĩ Tản Nạp, Tân Cương, giải cứu hai con trai của Mặc Đặc là Ba La Ni Đô và Hoắc Tập Chiếm (đại tiểu Hòa Trác). Nhưng hai người này đã không biết cảm tạ ân đức, lấy oán báo ân, tập hợp binh mã tạo phản, phản đối triều đình, chia rẽ tổ quốc.
Gia tộc nàng Hương Phi đều phản đối tạo phản, ủng hộ triều đình, không chịu tuân theo đại tiểu Hòa Trác nên buộc phải xa xứ. Cả nhà nàng di chuyển từ Diệp Nhĩ Khương phía nam của Thiên Sơn lên Y Lê phía bắc Thiên Sơn định cư sinh sống.
Hai năm sau (1757), nhà Thanh lại phái quân đến dẹp loạn, mùa thu năm 1759 tức năm thứ 24 Càn Long, đám phản loạn Đại Tiểu Hòa Trác bị dẹp tan. Trong đó có công rất lớn của Ngũ thúc, Lục thúc, anh trai và gia quyến của Hương Phi. Họ được triệu về Bắc Kinh, phong quan tấn tước, mở tiệc chiêu đãi, triều đình còn xây Hồi Tử cung cho họ ở. Hương Phi cũng theo gia đình đến Bắc Kinh.
Để cảm tạ ân đức của vua và biểu thị lòng trung thành với triều đình, Ngạch Sắc Doãn Hòa Đồ Nhi Đô đã quyết định cho nàng Hương Phi thông minh xinh đẹp tiến cung. Vào ngày 4/2/1760, tức năm thứ 25 Càn Long, hoàng đế đã phong ngay nàng là quý nhân không phải qua "thường tại" và "đáp ứng", chứng tỏ Càn Long rất coi trọng chuyện này.
Mọi thói quen sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo của nàng đều được nhà vua quan tâm và coi trọng. Càn Long còn cho mời đầu bếp đạo Hồi vào cung để nấu ăn cho nàng. Nơi Viên Minh Viên nàng sống, Càn Long còn dành phương ngoại quán trong vườn cho nàng làm nơi tế lễ, đặc biệt còn cho người khắc văn “Cổ lan kinh” lên bức tường bằng đá đại lý.
Tuy nhiên, dẫu được vua hết lòng chiều chuộng nhưng Hương Phi vẫn không động lòng. Cả ngày, nàng chỉ thẫn thờ nhìn ngắm cảnh vật xung quanh mà nước mắt vẫn không ngừng tuôn rơi. Những tưởng thời gian sẽ làm Hương Phi dần quên được quê hương Tân Cương nhưng nhìn cảnh vật xung quanh y như nơi nàng sinh sống mà thực ra lại đang ở xứ lạ càng làm cho Hương Phi đau đáu nỗi nhớ quê nhà.
Đó chính là một trong những trở ngại khiến mối tình đơn phương của hoàng đế Càn Long vẫn chưa được đáp lại. Không những thế, suốt mấy năm vào cung song Hương Phi vẫn ôm nỗi sầu muộn nhớ quê mà không chịu mở lời với vua, đặc biệt nàng cự tuyệt mọi ý định sủng hạnh của vua Càn Long.
Vì ganh ghét với Hương Phi nên có phi tần đã "rỉ tai" Hoàng Thái hậu rằng thứ hương thơm kì dị trên cơ thể nàng là một thứ yêu khí mà nếu Hoàng đế suốt ngày quấn quýt bên cạnh thì sẽ có ngày bị Hương Phi sát hại. Vì lo sợ cho tính mạng của con trai nên Hoàng Thái Hậu đã muốn ép Hương Phi tự vẫn để trừ hậu họa.
Về phần Hương Phi, nàng vốn đã chẳng thiết tha gì cuộc sống cảnh chim lồng cá chậu trong nhung lụa xa hoa giữa xứ lạ, từng tính đến chuyện tự vẫn nhưng chưa dám. Nay Hoàng Thái Hậu ra lệnh như vậy, nàng cũng chẳng cầu xin một lời, xin về chỗ ở rồi treo cổ tự vẫn. Trước khi ra đi, nàng chỉ để lại một lời nhắn với vua Càn Long là mong muốn được chôn cất ở Tân Cương quê nàng.
Sau khi đi tuần thú trở về, chứng kiến cái chết của Hương Phi, vua Càn Long đã khóc rất nhiều và chìm trong nỗi thương tiếc suốt một thời gian dài. Hoàng đế còn sai một họa sĩ giỏi nhất trong cung vẽ một bức hình Hương Phi để nguôi ngoai nỗi nhớ nhung dành cho mỹ nhân mà ông chưa một lần được gần gũi.
Ông cũng đáp ứng tâm nguyện của nàng, đưa về mai táng ở quê cũ. Ngày nay, những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vẫn còn lưu giữ ngôi mộ Hương Phi để tưởng nhớ một người con gái kỳ lạ cả về sắc đẹp lẫn tấm lòng mà nàng dành cho vùng đất Tân Cương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo