Cuộc đời của mỹ nhân được ca tụng là tài sắc song toàn, hoàn hảo nhất thời cổ đại
Ban Tiệp Dư vì sao được xưng tụng là mỹ nhân hoàn hảo thời cổ đại? Nàng có năng lực gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Ban Tiệp Dư sinh ra trong một gia đình danh môn, là một thiên kim tiểu thư đích thực. Từ nhỏ, nàng đã có nhan sắc nổi bật lại cực kỳ thông minh, tài trí, thích viết thơ, làm văn, đọc sách. Tài văn chương của Ban Tiệp Dư thậm chí còn được nhiều nhân sĩ ca ngợi là xuất chúng, hơn rất nhiều đấng nam nhi.
Năm Kiến Thủy nguyên niên (32 TCN), Ban Thị nhập cung, mới đầu chỉ là Thiếu sử, sau nhờ mỹ mạo cùng với tài hoa ngút trời, nàng được Hán Thành Đế Lưu Ngao sủng hạnh, phong lên làm Tiệp dư, địa vị chỉ sau Hoàng hậu.
Ban Tiệp Dư sau đó mang thai, sinh hạ được một hoàng tử, chẳng may sau đó, hoàng tử chết yểu, từ đó mỹ nhân tuyệt thế không còn sinh dục được nữa.
Mặc dù vậy, Ban Tiệp Dư vẫn được Hán Thành Đế yêu thương, chiều chuộng vì nàng có nhan sắc kiều diễm, tài hoa khuynh đảo lòng người. Để bày tỏ lòng mình, Hán Thành Đế còn cho người chế tác một chiếc xe kéo lớn, xa hoa, như vậy mỗi lần ra ngoài, hai người có thể ngồi chung, không cần phải chia xe như trước. Thế nhưng hành động này của Hán Thành Đế lại bị Ban Tiệp Dư ngăn lại, nói rằng: "Xưa nay bậc hiền quân khi xuất ngoại, chỉ có những bậc đại thần là được phép ngồi cạnh Hoàng đế. Nay, rộng ơn bệ hạ cho phép thiếp ngồi cùng, nhưng làm vậy, chắc chắn sẽ tổn hại đến thanh danh hiền đức của bệ hạ. Thời Hạ Thương cũng có vị hoàng đế cho phi tử ngồi cùng xe, cuối cùng lại dẫn đến diệt quốc. Nay chúng ta làm như vậy, chẳng khác gì bọn họ, đây không phải khiến người khác kinh sợ hay sao?"
Hán Thành Đế nghe xong, cảm thấy lời của mỹ nhân rất có đạo lý, vì vậy hủy bỏ việc này.
Thái hậu nghe chuyện, rất lấy làm tâm đắc, còn cất lời khen:"Thật là hiếm có, xưa có Phàn Cơ, nay có Ban Tiệp dư!"
Có thể thấy, Ban Tiệp Dư mặc dù đắc sủng nhưng không hề sinh kiêu. Nàng tài hoa đầy mình nhưng vô cùng hiểu lễ nghĩa, lại hiền lương, thục đức, không nói chuyện thị phi, không huênh hoang khoe tài, không dèm pha, làm mất lòng ai.
Đáng tiếc, sự sủng ái của hoàng đế cũng như mưa rào, lúc có lúc không. Tuy xinh đẹp, tài năng lại dịu dàng, ôn hòa thế nhưng Ban Tiệp Dư không giữ được sự sủng ái lâu dài của Hán Thành Đế. Sau khi Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức nhập cung, dùng nhiều thủ đoạn, tâm kế để tranh đoạt sự sủng ái của Hán Thành Đế, Ban Tiệp Dư bị thất sủng. Nàng bị hoàng đế lạnh nhạt, nhưng cũng không tranh giành, không níu kéo, sống an phận thủ thường.
Đáng tiếc, sự an phận thủ thường của Ban Tiệp Dư vẫn không làm hai chị em họ Triệu yên tâm. Lo sự tài hoa hiếm gặp của vị phi tử họ Ban sẽ khiến Hán Thành Đế hồi tâm chuyển ý, Triệu Phi Yến tìm cách vu hãm Ban Tiệp Dư.
Bị sắc dục làm mờ mắt, Hán Thành Đế triệu kiến Ban Tiệp Dư, ý định xử phạt. Thế nhưng, đứng trước mặt hoàng đế, Ban Tiệp Dư không hề sợ hãi, bình tĩnh thong dong, dùng đạo lý đúng đắn, dùng thái độ đường hoàng để khiến Hán Thành Đế phải lắng nghe.
Nghe xong lời chân thành của Ban Tiệp Dư, Hán Thành Đế quả thực thấy vô cùng tin tưởng, vì vậy không truy cứu, còn thưởng trăm cân vàng.
Tuy nhiên, qua lần này, Ban Tiệp Dư đã hiểu ra, nếu mình còn cố chấp ở lại cấm cung, chắc chắn còn bị vu cáo, hãm hại. Vì vậy, nàng xin Hán Thành Đế cho đến ở cung Thái hậu, phụng dưỡng mẹ chồng. Từ nay về sau ở chốn thâm cung, không liên quan gì đến hậu cung nữa.
Khi Hán Thành Đế băng hà, Ban Tiệp dư tình nguyện đến lăng tẩm của Hán Thành Đế là Đình Lăng. Bà sống cuộc sống giản đơn đầy đạo hạnh cao khiết như một đạo nhân, bỏ mặc ngoài tai mọi chuyện tranh giành quyền lực, xem thường phú quý công danh, thềnguyện suốt đời lo việc hương khói cho Thành Đế. Ban Tiệp dư mất cỡ năm 40 tuổi hơn, được chôn cất trong khuôn viên Đình lăng của Hán Thành Đế.
Các sử gia cho rằng, thời cổ đại, hồng nhan bạc mệnh nhiều vô số, tài mạo song toàn không mấy người. Ban Tiệp Dư lại khác, không chỉ vô cùng xinh đẹp, tài hoa ngút trời, cách sống không tranh không đoạt, bình tĩnh tự nhiên, đối nhân xử thế vô cùng khéo léo, thực sự đáng khâm phục.
Có thể thấy rõ, khi được sủng ái, Ban Tiệp Dư không ngạo mạn, không phóng túng, không buông thả, không vô lễ. Nàng luôn tuân theo lễ tiết, hành sự đoan chính. Khi bị thất sủng, nàng lại không hề đố kỵ, ghen ghét, bực bội, tìm cách để níu kéo tình cảm của hoàng đế. Ngược lại, vị mỹ nhân tài sắc song toàn này lại chọn cách sống an yên, tâm lặng như nước. Trong hậu cung mưa gió tanh mùi máu, Ban Tiệp Dư vẫn sống cuộc sống thuộc về riêng mình, hệt như một đóa hoa cúc lộng lẫy, lặng lẽ nở trong chốn tối tăm. Xét tổng thể, Ban Tiệp Dư quả đúng là một mỹ nhân hoàn hảo, không ai sánh bằng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá Việt Nam suýt bị tuyệt chủng, giờ hồi sinh kỳ diệu, là món đặc sản trị giá hàng triệu đồng
Có 1 món loại pháp thuật Bồ Đề Tổ Sư không truyền cho Tôn Ngộ Không, ngẫm lại thấy quá đúng đắn
Đây chính là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không phải đi cầu cứu, Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
Xem Tây Du Ký hàng chục năm chưa chắc trả lời được câu hỏi 'Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?'
7 cái tên của Tôn Ngộ Không ngay cả fan 38 năm cũng nhiều người không thể liệt kê hết
Tây Du Ký 1986: Trước khi trở thành huynh đệ, Trư Bát Giới từng 'ghi thù' Tôn Ngộ Không 1 chuyện suốt hơn 500 năm