Khám phá

Cuộc đối đầu không khoan nhượng trong vùng Amazon

“Tại Manaus thuộc bang Amazonas, hàng trăm người tìm vàng được áp tải bởi những kẻ có vũ trang, đã xâm nhập lãnh địa của thổ dân và lập hầm mỏ khai thác ở đó… Những chủ nhân nguyên sơ của vùng đất heo hút này bắt đầu kháng cự mãnh liệt.

Trái Đất sống được nhờ sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ khác / Hành tinh lạ nơi 1 năm dài gần 21 năm lộ diện gần Trái Đất

Đã có đánh nhau to, hơn 60 thổ dân bị giết”, mục sư E.Brande cho biết thêm. Có thật vậy chăng? Hay là người ta cố tình thêm thắt vào những huyền thoại “sẵn có” của rừng rậm - nơi vẫn diễn ra “từ từ theo thời gian” với cách bài trí sẵn: người da đỏ bị giết dần, còn nền văn minh da trắng thì tiến sâu hơn vào “địa ngục màu xanh” của rừng già Amazon. Tới cuối thế kỷ XIX, tổng số thổ dân trong vùng là 5 triệu người, bây giờ còn không quá 150.000.

Nơi chỉ có luật rừng tồn tại

Khẩu súng ngắn Colt 45 là bằng chứng cho “sự nghiệp chính” của Joze Altino Machado, “ông trùm” của các băng đảng du đãng trong vùng rừng rậm Amazon. J.Machado vừa nói chuyện với khách vừa vuốt ve báng khẩu súng lục lên nước bóng loáng của mình. J.Machado luôn mơ ước về các mỏ vàng khổng lồ và ghét cay ghét đắng giới thổ dân da đỏ, cũng như những vị linh mục và các hãng đa quốc gia độc quyền - những kẻ cản trở tham vọng chính của hắn.

Sao Gabriel da Cachoeira - “điểm đen” trên tấm bản đồ bắc Amazon thực ra là một giới hạn cuối cùng. Tuyến đường băng cấu thành từ đất đỏ bazan, nơi những chiếc Teco - Teco (taxi bay) hạ và cất cánh, cùng 4 ngôi nhà đổ nát hoang phế bởi những cơn mưa nhiệt đới. Thành phố Sao Gabriel da Cachoeira - nếu như đáng được gọi là thành phố - lấp ló phía xa xa, nom náo nhiệt hơn.

Nơi đó là nhà thờ, trường dòng, các tiệm rượu và nhà thổ - nơi cỡ 17 giờ chiều là “điểm hẹn” của mọi hạng người: từ ngài thanh tra cảnh sát đến viên thị trưởng. Ngoài ra là những “garimpeiros” (người tìm vàng), lực lượng đông đảo chiếm ưu thế, rồi những người “da đỏ văn minh”, bọn xì ke, trấn lột…

Tóm lại đó là một mớ hổ lốn ăn theo những mỏ vàng. Tuy kế hoạch “trả thù thổ dân” đã nhiều lần bị đình hoãn do sức ép từ phía chính quyền trung ương; nhưng “chúng ta sẽ trở lại, bởi đất của bọn mọi cũng là đất của người Brazil” - một câu “cửa miệng” mang tính tuyên truyền mới.

Rồi người ta kể lại những sự tích về “vùng mỏ đang tranh chấp” - nơi có kho báu khổng lồ: “Vàng lấp lánh dưới ánh mặt trời đến lóa mắt. Kim cương và đá quý thì không thể kể xiết, vương vãi khắp nơi…”. Đó là sự giàu có sẽ mang lại cho dân cư Sao Gabriel da Cachoeira, hay chỉ là một trong những “huyền thoại” của rừng già Amazon hiểm độc?

Một garimpeiro gốc da đỏ hãnh diện bởi số vàng kiếm được.

Riêng Camelo Siloio là một trong những kẻ “gặp may” hiếm hoi. Tất cả số vàng kiếm được anh cho hết vào… mồm theo kiểu: nhổ răng thật đi và cấy vào đó những chiếc răng giả bằng vàng Amazon. Camelo tự hào khoe rằng tụi con gái rất mê bộ răng “khác người” của anh.

Nhưng ở Serra Pelada - một trong những “chốn điên đảo” nhất thế giới, tại mỏ vàng lộ thiên, nơi hàng trăm nghìn con người đào bới cật lực suốt ngày đêm, lại không có bất cứ một hình bóng phụ nữ nào… Vũ khí, thuốc phiện, cũng như rượu và gái đều bị cấm ngặt. Cứ ba tháng một lần, Siloio cùng đồng nghiệp được chở bằng taxi bay tới Marabá để “xả láng” với chị em và rượu.

Lúc đó mới té ngửa là họ không “có hứng” với vấn đề sinh lý nữa. Giới thầy thuốc giải thích rằng, lỗi là do thủy ngân - thứ dung dịch mà những người tìm vàng dùng để lắng bụi cát có chứa vàng; cũng tương tự như chứng bệnh Minamata gây rối loạn hệ thần kinh do ngộ độc thủy ngân dẫn đến liệt dương. Marabá - nơi “thư giãn” của giới garimpeiros - được người ta chính thức thừa nhận là “nơi bạo lực hoành hành khủng khiếp nhất trên hành tinh”.

Vì Serra Pelada và vàng, ở đây đã khánh thành một phi cảng lớn, nơi nhiều “phi vụ” mờ ám được thực hiện suốt ngày đêm. 22 nhà băng quy mô đa quốc gia cũng đã thiết lập chi nhánh tại đây, với hệ thống truyền tin qua vệ tinh cùng lực lượng cảnh sát chuyên nhiệm - mà ngay cả Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng phải… ganh tị. Song song là có tới 15.000 gái điếm trong tổng số 60.000 dân; đồng thời cũng là thành phố có “trại tập trung đàn ông độc thân lớn nhất thế giới” - như một quan chức Serra Pelada cho biết.

Phố xá tại đây tuy chưa tráng nhựa, nhưng dòng xe hơi đời mới cáu cạnh cứ phóng… ào ào. Ở quán Retiro Drinks - một nhà chứa thượng lưu, do mụ Maria Sikona làm chủ. Đó là một tú bà cỡ quốc tế, từng có “bề dày kinh nghiệm” tại New York, Paris và Los Angeles. Điều đầu tiên sau khi thực khách bước chân vào cửa, Maria yêu cầu họ cởi bỏ vũ khí để mụ cất vào những ngăn tủ đặc biệt.

Còn ở Marabá cũng có tất cả: từ những hộp đêm dạng Moulin Rouge dành cho giới quý tộc, tới các club của các quan chức người bản xứ; từ trường dạy võ karate đến trụ sở của các đảng phái chính trị… Có cả những kẻ “vãng lai” như tên Alfonsinho lừng danh, đi lang thang khắp phố xá, ăn mặc theo lối “chăn bò” và chuyên hành nghề… đâm thuê chém mướn (có người kể rằng hắn đã thẳng tay ném một garimpeiro bị đuổi khỏi mỏ từ trên taxi bay xuống). Rồi là những vị linh mục truyền giáo như đức cha Roberto, người luôn cho rằng “kẻ nào cũng chỉ là một chú cừu đen” cả(!).

Ông vạch trần những sự bất kính với câu nguyện cầu “Nhân danh cha và con và thánh thần” trong “góc tối” Marabá này. Roberto là vị cha cố duy nhất còn bám trụ nơi đây, sau khi 2 viên linh mục tiền nhiệm đã nhanh chân “chuồn” - vì có kẻ nặc danh đe dọa mạng sống của họ.

Còn Đại tá Antonio Carlos, người được Chính phủ trung ương cử tới, thì bất lực giơ cả hai tay lên trời: “Không thể ngăn chặn được nạn tội ác ở chốn này - với bất cứ loại tội phạm nào. Sau khi bọn đàn ông hàng chục nghìn tên bị vỡ mộng rằng hạnh phúc chỉ mỉm cười với một số ít… Vậy là chúng dùng luật giang hồ thay cho bộ luật về lòng nhẫn nhục. Riêng những đứa khác thì không còn gì hơn - ngoài cái chết ra. Ở Marabá mỗi tháng có hàng trăm người chết vì đủ mọi lý do. Còn bọn tội phạm nếu không gây án thì cũng chẳng còn chỗ nào hơn để mà… dung thân nữa…”.

Tận thấy ở chợ vàng lớn nhất thế giới

Manaus thủ phủ bang Amazonas là một thành phố lạc hậu, cách đô thị văn minh gần nhất tới hơn 600km. Tỉ như thành phố Itaituba tọa lạc “bên kia bờ Amazon” chẳng hạn: cách Manaus cả nghìn cây số. Đó là “chợ vàng” lớn nhất châu Nam Mỹ, đồng thời cũng là một trong những trung tâm buôn bán vàng hàng đầu thế giới. Nhưng các ngân hàng lớn vẫn chưa chịu lập chi nhánh ở đây…

Vì vậy Espadin - một tay cờ bạc bịp khét tiếng - đi thẳng ra chợ bán số vàng vừa trúng nặng 30 cân với giá 180.320 USD/kg. Rồi nhét tất cả dưới lần áo sơ mi nhung cho “sát mùi da thịt” và nói: “Bây giờ tôi sẽ qua Miami mua cỗ trực thăng đời chót”. Một kẻ “tốt số” khác thì gói gần 200.000 USD trong một tờ báo cũ, nhét tất cả vào trong một cái bao vải, rồi treo lên nóc nhà nơi hắn cư ngụ; và hắn thường giả vờ “quên” sự tồn tại của cái bao đó…

Nhưng một điều “đáng khen” nữa là ở Itaitubai không có kẻ cắp; đơn giản vì chẳng có con đường nào để mà chạy thoát cả - ngoài taxi bay là phương tiện thuộc sở hữu của những kẻ có tiền. Và sau cùng, như lời khẳng định của một viên chủ quán bar - một cựu garimpeiro tại xứ Guiana thuộc Pháp: “Luật lệ bất thành văn ở đây rất ghê rợn - không hề nương tay với bất kỳ ai”.

Các ký hiệu về các thành phố hay thị trấn sinh ra trên bản đồ, rồi lại bị gạch đi - một khi mỏ đã rỗng - trước khi các nhà địa lý học kịp sửa lại. Những người mà sinh mạng không đáng giá bằng một nhúm vàng. Tín ngưỡng ngoại nhập không có đất sống và cũng bị “cuốn hút” vào… công cuộc săn lùng các kho báu trong vùng Amazon luôn. Vì những vỉa quặng bên dưới lòng đất có trữ lượng 18 tỉ tấn sắt, 80 triệu tấn mangan và một tỉ tấn vàng.

Ngoài ra là boxit, kali, uran cùng đủ loại đá quý, cũng như muôn loài lâm sản cực hiếm khác. Hàng triệu người đang giày xéo Amazon: garimpeiro, madeiro (kẻ buôn gỗ quý và trầm hương), seringeiro (người cạo mủ cao su), gateiro (thợ săn thú) và pistoleiros (bọn săn người) v.v… Bên kia “chiến hào” là các bộ tộc người da đỏ.

Giới nhân chủng học từng khuyến cáo nghiêm túc về một nạn diệt chủng gần kề: những cuộc tàn sát hàng loạt thổ dân một cách đẫm máu. Hủy diệt họ một cách có ý thức nhằm làm “thui chột” sắc dân da đỏ. Nhà truyền giáo Renato Trevisan nhiều năm nay từng chung sống với bộ lạc da đỏ Kayapo, nói về một cuộc chiến “thầm lặng nhưng vô cùng tàn khốc” trong rừng già”.

Trên công trường khai thác tại Serra Pelada.

Lúc sinh thời ông Mario Jiruna (1943-2002), người da đỏ đầu tiên được bầu vào Quốc hội Brazil từng nói với giới phóng viên: “Ở đầu thế kỷ XVI họ coi dân tộc chúng tôi như là một vật thể nửa người nửa ngợm - không có tâm hồn. Sau đó chúng tôi trở thành nô lệ cho bọn họ và giờ đây là vật thí mạng cho những mục đích kiếm chác của họ”.

Lãnh tụ da đỏ Raoni Metuktire của bộ lạc Kayapo, người thầy lang với những bài thuốc bí truyền trong suốt dải rừng già mênh mông, người đã hơn một lần cản trở việc xây dựng tuyến đường xuyên Amazon - nhằm giúp những kẻ tìm tài nguyên quý dễ vào sâu trong rừng hơn, thì khẳng định: “Một người da đỏ chưa từng thấy người da trắng bao giờ, lại có thể chống lại những kẻ đi bằng trực thăng tới, phân phát quà, rượu và tiền bạc cho họ ư? Đây là lối thực dân hóa bằng cách mua chuộc, làm cho người da đỏ càng giống một con vật ngờ nghệch hơn; mà đã là động vật thì người ta có quyền… bắn bỏ”.

Sau khi đi sâu vào những vấn đề của vùng Amazon hiện nay, Đại tá A.Carlos mất hẳn sự hoài nghi: “Chúng ta cần phải thừa nhận một thực tế, là tại Brazil đang tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu và đáng hổ thẹn chống lại sắc dân da đỏ.

Chúng được “châm ngòi” từ chính quyền địa phương, từ các công ty hầm mỏ đa quốc gia, được tiến hành qua bàn tay của những kẻ đi tìm tài nguyên quý. Đây là một sự hủy diệt thực sự mà các giới có trách nhiệm cần phải ra tay ngăn chặn không chậm trễ, bởi như nhà sử học gạo cội Older Aeksly đã nói “Amazon và cư dân trong đó không những là tài sản của Brazil, mà còn là của cả nhân loại nữa”.

Còn các nhà nhân chủng học lại nắm được những số liệu đáng căm phẫn: người Vimer (sống trong vùng có các hầm mỏ tại Paranapanema ở bang Sao Paulo) vào năm 1968 có 3.000 người, ngày nay chỉ đếm được chưa đầy 500 nhân mạng.

 

Ở bang Pará 32% những người tìm vàng là dân da đỏ, còn tại bang Amapá - 60%. Một trường hợp gây xúc động nhất là với người da đỏ của bộ lạc Yanomani bị những kẻ tìm vàng bủa vây, suốt nhiều nhiều thập niên liền họ luôn cầu nguyện để được tồn tại ở những mảnh đất mà cha ông họ đã sống; nhưng vô vọng! Vòng vây cứ thít chặt dần…

Tàn phá trơ trụi để không còn kế sinh nhai, hay cưỡng ép di dân lấy chỗ cho các cơ sở khai thác, hoặc tấn công trực diện đám dân bản địa đang cư ngụ là “phương sách cổ truyền” của người da trắng “đam mê khai hóa”(!). Các bộ lạc bản xứ đành lùi sâu hơn vào rừng rậm, rồi họ tổ chức báo thù những kẻ đã chà đạp quê hương linh thiêng của mình.

Hay như nguyên văn lời bà Maria Augusta Boulitreau Assirati, người đứng đầu Quỹ Vì sắc dân da đỏ (FUNAI) trực thuộc Bộ Tư pháp Brazil thổ lộ: “Trong vùng Carajas, nơi nhà nước tổ chức khai thác đồng tại những hầm mỏ lớn, người da đỏ được “bồi thường” tổng cộng chừng 13 triệu USD cho các phần đất bị mất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm