Cuộc đời đầy nước mắt của phi tần được Khang Hy sủng ái nhất
Chuyện lạ: Bé gái có khuôn mặt già như bà lão / Phía sau sự thật về lần 'tự sát hụt' của hoàng đế Napoleon
Là một vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh, Khang Hi có 55 người vợ chính thức (còn số không chính thức thì không kể xiết) và có 53 người con.
Ông được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình nhất và háo sắc nhất của nhà Thanh (háo sắc hơn cả Càn Long), ngoài ra, vua vẫn còn rất khỏe về tình dục và vẫn háo sắc ngay cả khi đã về già:'Cho đến những năm cuối đời Khang Hy vẫn không ngừng triệu các cô gái xinh đẹp của vùng Giang Nam vào cung làm thiếp mà hoàn toàn không phải để sinh con cho ông ta.
Tuy nhiên, trong cuộc đời tưởng chừng như đắm chìm trong sắc dục của vua Khang Hy, ông vẫn dành tình cảm đặc biệt cho một mỹ nhân đặc biệt. Mỹ nhân đó chính là Vinh phi.
Tuy không phải là phi tần có nhiều chuyện li kỳ nhất nhưng nàng lại là người sinh nhiều con cho Khang Hy nhất. Điều may mắn khi nàng sinh nhiều con có nghĩa là nàng được Khang Hy vô cùng sủng ái, nhưng điều bất hạnh là 5 hoàng tử và 1 công chúa thì có đến 4 hoàng tử lần lượt chết yểu. Đối với một người mẹ mà nói thì đây là nỗi đau đớn vô cùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Ỷ đông bắt nạt lửng mật, 3 con báo nhận ngay cái kết bẽ mặt
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
Vinh phi là con gái của một viên ngọai lang, sau khi tiến cung được phong là Vinh quý nhân. Tháng 8 năm thứ 16 Khang Hy được phong là Vinh tần. Đến tháng 12 năm thứ 20 Khang Hy, nàng cùng Nghi phi Quách Lạc La Thị, Đức phi Ô Nhã Thị được tấn phong là phi. Vinh phi trở thành một trong 4 nàng phi đầu tiên của Khang Hy.
Theo “Thanh sử cảo” có ghi, năm thứ 6 Khang Hy, Vinh phi sinh hoàng tử đầu tiên Thừa Thụy, khi được 4 tuổi thì chết yếu; Năm thứ mười Khang Hy, nàng lại sinh hoàng tử Trại Âm cũng chết non. Năm thứ 12 Khang Hy sinh hoàng tam nữ, năm thứ 13 sinh hoàng tử Trường Hoa cũng chết non, năm thứ 14 sinh hoàng tử Trường Sinh cũng chết non. Tháng 2 năm thứ 16 sinh hoàng tam tử Thành Quận Vương Dận Chỉ, Thành Ẩn Thân Vương.
Nếu nhìn vào số hoàng tử bị chết yểu thì Vinh phi quá bất hạnh. Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Nhưng nếu nhìn vào trong vòng 10 năm gần như năm nào nàng cũng sinh nở, thì nàng có chút may mắn đó là chứng tỏ Khang Hy rất sủng ái nàng.
Nếu con của nàng đều khỏe mạnh trưởng thành thì địa vị trong hậu cung của nàng không phải tầm thường. Nhưng không hiểu nguyên nhân gì mà sau 20 năm ở bên Khang Hy nàng không được tấn phong nữa.
Có lẽ là do cuộc đời nàng quá nhiều bất hạnh, nên nàng có thể nhìn thấu mọi đấu đá chốn hậu cung. Trải qua bao đau đớn, tính cách nàng cũng thay đổi. Nàng bình thản hơn, không muốn bon chen tranh giành. Tính cách nàng rất giống với nàng Dung phi trong phim “Khang Hy vương triều”.
Trong sử sách Khang Hy không có Dung phi cho nên có thể nói Dung phi trong phim chính là lấy nguyên mẫu của nàng Vinh phi.
Khang Hy có ba nàng công chúa, nhưng hai công chúa đầu đều chết yểu, do đó Khang Hy vô cùng yêu chiều công chúa do Vinh phi sinh ra. Chẳng mấy chốc nàng đã 19 tuổi, đến tuổi cập kê.
Khang Hy đã sớm chấm cho nàng một nơi êm ấm, đó là Ô Nhĩ Cổn - con trai của công chúa Ba Lâm Thục Tuệ người con gái thứ hai mà hoàng thái hậu Hiếu Trang vô cùng yêu mến. Ô Nhĩ Cổn là một nhân tài, với nhiều chiến công hiển hách, kết duyên với nhị công chúa thật là xứng đôi vừa lứa.
Tháng Giêng năm 30 Khang Hy tức năm 1691, nhị công chúa được phong thành Hòa Ngạc Vinh Hiến công chúa, tháng 6 cùng năm nàng kết hôn với Ô Nhĩ Cổn của gia tộc Bác Nhĩ Tề Cát Đặc Thị Mông Cổ.
Năm Khang Hy thứ 48 tức năm 1709, Hòa Ngạc Vinh Hiến công chúa một lần nữa được tấn phong là Cố Luân Vinh Hiến công chúa. “Cố Luân” trong tiếng Mãn có nghĩa là “Thiên hạ, quốc gia, tôn quý”.
Những tước hiệu mà nhị công chúa có trước đó đều là những tước vị cao nhất dành cho công chúa thời nhà Thanh, và chỉ dành cho những công chúa do hoàng hậu sinh ra mới được phong, do vậy đủ thấy tình yêu mà Khang Hy dành cho công chúa cũng như Vinh Phi lớn như thế nào.
Ngoài Cố Luân Vinh Hiến công chúa ra, Vinh phi còn một hoàng tử cũng trưởng thành chính là Tam A Ca Dận Chỉ. Cả đời Dận Chỉ cũng thăng trầm, năm 21 tuổi mới được phong là Thành Quận Vương, năm 22 tuổi phong Bối Lặc, năm 32 tuổi mới được tấn phong là Thành Thân Vương.
Theo sử sách Dận Chỉ là người đa tài có học thức uyên thâm. Chàng tinh thông lịch pháp, số học, còn được giao biên tập điển tịch như “Luật lịch uyên nguyên”, “Cổ kim đồ thư tập thành". Chàng chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu học vấn còn không màng đến chuyện khác.
Nhưng sau khi Ung Chính lên ngôi lại đầy chàng đến canh Cảnh lăng. Tháng 2 năm thứ 8 Ung Chính lại khôi phục lại phong hiệu Thành Thân Vương cho chàng, tháng 8 cùng năm Di Thân Vương Doãn Tường mất, vì chàng tỏ ra bất kính nên bị tước phong hiệu, giam giữ ở Vĩnh An Đình Cảnh Sơn, năm thứ 18 Ung Chính thì Thành thân vương qua đời.